GIỚI THIỆU CHUNG

 A. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ DÂN SỐ

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của tổ Quốc Việt Nam, có toạ độ địa lý: 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Có diện tích tự nhiên là 5.868 km2, được phân chia làm các khu vực sau:

- Khu vực núi cao phía Bắc: Gồm toàn bộ huyện Na Hang và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn. Diện tích toàn khu vực này chiếm khoảng trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh, phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nông nghiệp.

 - Khu vực núi thấp: Gồm các xã phía Nam của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích khu vực này chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 100 đến 250, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác.
- Khu vực đồi và thung lũng dọc sông Lô, sông Phó Đáy gồm thị xã Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khu vực này đang và sẽ là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh.

Dân số toàn tỉnh là 725.687 người (1/4/2008), trong đó thành thị có 93.502 người chiếm tỉ lệ 12,9%, nông thôn có 631.985 người chiếm tỉ lệ 87,1%. Mật độ dân số là 124 người/1km2.

 B. KHÍ HẬU

Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 220 - 230C. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là: Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Sông Lô có đoạn chảy qua tỉnh dài 145 km. Đây là đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác liền kề và có khả năng vận tải với các sà lan, tàu thuyền có sức chứa hàng chục tấn vào mùa khô và hàng trăm tấn vào mùa mưa; sông Gâm, đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, đoạn chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện; Trên sông Gâm, tại Na Hang có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW.

 C. GIÁO DỤC

I. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI PHONG KIẾN  (trước 1884)

Thi cử Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Dưới thời phong kiến, Tuyên Quang là vùng đất xa kinh thành, dân số đa phần là dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại có tiếng nói, phong tục tập quán và nền văn hoá riêng nên việc học chữ  Nho ở địa phương không phát triển.

Theo Minh thực lục, năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1419), nhà Minh “Thiết lập tại Giao Chỉ: Phủ Nho học tại Lạng Sơn; 10 châu Nho học tại Thất Nguyên, Quảng Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Thượng Tư Lang, Hạ Tư Lang, Cửu Chân, Gia Hưng, Quảng Oai; 17 huyện Nho học tại Đa Dực, Cổ Lan, Khâu Ôn, Trấn Di, Đan Ba, Thoát, Uyên, Đại Man, Tuyên Hóa, Phú Lương, Lộng Thạch, Đại Từ, Cảm Hóa, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Nga Lạc, An Lạc”[1]. Như vậy, ở Tuyên Quang từ thế kỷ XV đã có trường dạy chữ Nho ở huyện.

Về khoa cử, theo sách Các nhà khoa bảng Việt nam (1075-1919)[2], đời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) có ông Tạ Thông ở xã Yên Hưng, huyện Sùng Yên (nay thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) nổi tiếng thần đồng, thi đình đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), làm quan đến chức Đô Ngự sử đứng đầu Ngự sử đài, là một chức quan rất trọng thời phong kiến.

Khi triều Nguyễn thiết lập, đối với dân ở các tỉnh xa kinh đô, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía bắc, nhà Nguyễn cũng rất quan tâm vỗ về, phủ dụ, nhất là sau những cuộc nổi dậy của Dương Đình Cúc, Nông Văn Vân…  Theo sách Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, xuất bản 1992 thì tại Tuyên Quang vào năm Ất Dậu (1825) [3] vua Minh Mạng đã cho xây dựng văn miếu tại xã Ỷ La, huyện Hàm Yên, Phủ Yên Bình. Văn miếu ở Ỷ La Tuyên Quang thờ Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho và vì thế đây là nơi tôn vinh những giá trị của nền giáo dục Nho học. Bên cạnh văn miếu nhà vua còn cho xây Đền Khải Thánh ở phía Tây để thờ cha mẹ Khổng Tử (tức là Thúc Lương NgộtNhan Thị). Tuy gọi là đền Khải Thánh, nhưng bên cạnh việc thờ cúng, đây còn là nơi rèn đúc nhân tài cho địa phương.

Từ việc xây dựng Văn miếu có thể thấy đất Tuyên Quang xưa vào triều Nguyễn đã có trung tâm văn hoá và giáo dục.

Năm 1844, vua Thiệu Trị định lại lệ thi Hương, bắt đầu cho đặt chức Giáo thụ ở tỉnh Tuyên Quang để khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng này. Tháng 11 năm 1855, nhà nước bắt đầu đặt ngạch học sinh cho các tỉnh biên giới Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Quảng Yên theo tiêu chuẩn tư chất tốt mà ham học, cho mỗi nơi chọn từ 3 đến 6 học trò, trừ cho việc đi lính, tạp dịch; chế độ khảo hạch và lương bổng giống học sinh từ Quảng Bình vào Nam.

Tuy nhà Nguyễn có những chính sách khuyến học tích cực như vậy nhưng kể từ khoa thi năm đầu tiên, năm Gia Long thứ 6 (1807) đến khoa thi cuối cùng (1919) cả nước có 5.232 người đỗ Cử nhân, Hương cống, cũng không có một sĩ tử nào quê ở Tuyên Quang[4].

II. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI PHÁP THUỘC (1884-1945)

1. Giáo dục phổ thông

Dưới thời Pháp thuộc, dân số Tuyên Quang có khoảng 75.992 người thì có tới hơn 75.000 người mù chữ. Lý do chính là vì ngay từ buổi đầu khi mới đặt chân lên đất Tuyên Quang, thực dân Pháp đã có ý thức sử dụng giáo dục, làm công cụ phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa của chúng. Để bảo vệ các cơ quan thống trị nhằm bóc lột công nhân, nông dân lao động và đàn áp các phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân Tuyên Quang, thực dân Pháp quan tâm tới việc xây dựng đồn bốt dày đặc hơn là xây dựng những thiết chế văn hoá hay trường học đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Thậm chí chúng còn cho quân đến phá Văn miếu tại xã Ỷ La vì quan niệm đây không đơn thuần là nơi thờ Khổng Phu Tử mà chính là nơi tôn vinh những giá trị giáo dục, văn hoá truyền thống của Tuyên Quang. Hơn ai hết chúng hiểu rằng chừng nào còn có nhiều người có mối liên hệ với quá khứ, với dân tộc của mình thì khi đó công cuộc khai thác thuộc địa của chúng còn khó khăn. Sau khi phá Văn miếu ở Ỷ La, thực dân Pháp đã nhanh chóng thiết lập những quan hệ trực tiếp với người dân Tuyên Quang nơi quân đội chúng vừa đóng quân để dễ bề cai trị.

Từ tình hình này, tỷ lệ người dân thất học và mù chữ ở Tuyên Quang ngày càng lớn chiếm tới hơn 99%. Cho tới trước Cách mạng tháng Tám, ngoài 1 trường chuyên nghiệp (trường Nông nghiệp Thực hành), Tuyên Quang mới có 1 trường của người Pháp, 1 trường của người bản xứ ở thị xã và 6 trường tiểu học ở các thị trấn. Chính sách phân biệt đối xử trong giáo dục của Pháp làm cho phần lớn con em dân nghèo không thể đến trường.

Nội dung, chương trình giáo dục dành cho người dân Tuyên Quang cũng mang tính chất nô dịch rõ rệt, hoàn toàn không xuất phát từ quyền lợi của họ mà gắn với quyền lợi của thực dân Pháp với 3 mục đích chính: đào tạo những người bản xứ phục vụ cho bộ máy cai trị; gây tâm lý tự ty, vong bản trong thanh thiếu niên, biến họ thành người ngoan ngoãn phục tùng sự thống trị của chúng; truyền bá tư tưởng nô dịch trong nhân dân. Nhiều người yêu nước Tuyên Quang đã rất phẫn uất khi con em họ phải học những bài học lịch sử là "Tổ tiên ta là người Gôloa"[5]. Trong khi đó thực dân Pháp vẫn tiếp tục bưng bít và ngăn chặn mọi ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ trong sách báo nhằm giam hãm người dân Tuyên Quang trong vòng tăm tối để dễ bề thống trị.

Tất nhiên điều đáng nói là, tuy thực dân Pháp chủ trương một nền giáo dục nô dịch phục vụ cho công cuộc khai thác của chúng, nhưng kết quả lại không hoàn toàn như vậy. Trước năm 1884 Tuyên Quang là một nơi dân cư đông đúc, trù phú, nhưng từ khi Pháp đặt chân lên cai trị Tuyên Quang thì người dân Tuyên Quang đã bỏ đi nơi khác sinh sống. Nhiều vùng đất trở nên hoang vắng, dân cư thưa thớt.

2. Giáo dục chuyên nghiệp

 Trường thực hành Canh Nông

Năm 1918, Pháp xây dựng tại thị xã Tuyên Quang một trường chuyên nghiệp gọi là Trường Nông nghiệp Thực hành Tuyên Quang (Ecole pratique d'agriculture) hay còn gọi là trường Canh nông, trực thuộc Sở Canh nông Bắc kỳ. Đó là trường chuyên nghiệp duy nhất ở Đông Dương lúc đó.

Trường Nông nghiệp Thực hành ở xóm 10, xã Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Di tích của Trường nằm trên tả ngạn sông Lô, đối diện với tỉnh lỵ Tuyên Quang. Từ thị xã theo Quốc lộ 37 (đường Tuyên Quang - Thái Nguyên) qua cầu Nông Tiến khoảng 200m rẽ phải là đến di tích.

Nhà trường tuyển sinh liên tục các khoá, mỗi khoá học hai năm. Tiêu chuẩn dự tuyển vào trường là học sinh trong toàn cõi Đông Dương đã tốt nghiệp tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế những năm đầu mới thành lập, có những  người đã tốt nghiệp Thành chung hay Tú tài cũng xin dự tuyển vì không kiếm được việc làm hoặc không có tiền để học lên cao. Việc tuyển chọn vào trường cũng rất chặt chẽ, gắt gao, mỗi khoá chỉ lấy trên dưới 10 người; thậm chí có khoá chỉ tuyển được 7 học sinh.

Học sinh trúng tuyển lớp chính quy, gọi là học sinh chính quy được cấp học bổng toàn phần, được học một nghề chắc chắn, được nghỉ ngơi theo nông lịch, thời vụ (tết âm lịch khai trường và đến tết tiếp theo được nghỉ (giống như nghỉ hè bây giờ) để học sinh về quê ăn tết.

Ngoài lớp chính quy, còn có lớp cho những học sinh tự do. Những học sinh này phải nộp tiền ăn ở, nhưng cũng được học một nghề nông (chủ yếu để sau này về quản lý ruộng đất của gia đình mình).

Về nội dung học tập, học sinh học các môn lý thuyết bằng tiếng Pháp do các giáo viên người Pháp dạy. Các môn thực hành do giáo viên người Việt dạy. Trường vừa đào tạo những học sinh hiểu biết nghiệp vụ, biết cách quản lý canh nông gọi là những học sinh quản lý và học sinh thực hành kỹ thuật nông nghiệp và thông thạo về nghiệp vụ để có thể truyền bá được nghề nông gọi là học sinh khuyến nông. Năm thứ nhất học nghiêng về lý thuyết. Năm thứ hai, học sinh phải thay nhau tập sự làm công việc quản lý đồn điền.

Vào khoá học, mỗi học sinh được phát một cái cuốc, hết khoá học trả lại nhà trường. Học sinh ở tập trung, ngủ trên các dãy giường gỗ dài. Họ được phát chăn, màn dùng cho toàn khoá và mỗi người có một ngăn tủ gỗ nhỏ để đựng quần áo và đồ dùng cá nhân.

Mỗi buổi sáng, học sinh tập trung ở một sân lớn (gọi là sân nhà Bò) cùng với công nhân để nhận việc làm trong ngày. Học sinh vừa làm, vừa hướng dẫn công nhân làm dưới sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn thực hành. Thông thường, có một buổi học lý thuyết ở trên lớp và một buổi thực hành trên đồng ruộng. Công nhân được tổ chức hành đội, cứ 20 người có một học sinh phụ trách. Buổi sáng, họ được học sinh quản lý điểm danh và nhận phần việc mà học sinh đã đi khảo sát từ hôm trước. Buổi chiều họ lại cùng học sinh họp kiểm điểm công việc, rút kinh nghiệm và sắp xếp công việc ngày hôm sau. Việc học và làm cũng gắn với mùa vụ. Các tổ công nhân và học sinh được chia nhau đi trồng cây lương thực: ngô, khoai, lúa; trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như: cam, quýt, bưởi, chè, cà phê… theo mùa. Có tổ học cách chiết cây, ghép cây; có tổ đi chăn bò, học vắt sữa bò. Có tổ trồng chè, đốn chè, hái chè; có tổ trồng dâu, hái dâu, đốn dâu, nuôi tằm… Nhờ thực tiễn này mà học sinh và công nhân có mối quan hệ chan hoà, t giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.

Về đội ngũ công nhân nông nghiệp, Trường tuyển mộ những nông dân ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… (gọi là làm culy). Hết đợt này đến đợt khác, số công nhân lên đến trên 500 người; họ cùng gia đình con cái làm nhà ở thành những làng, trại. Trại ngoài ở bến phà trên, trại giữa ở gần nhà Bò. Họ là những người lên Tuyên Quang để sinh sống, nhưng cũng mang theo tinh thần chống sưu cao thuế nặng, đòi cải thiện đời sống, cho nên sớm theo phong trào Việt Minh. Ngoài những lúc làm việc, họ theo những lớp học xoá nạn mù chữ do học sinh yêu nước tổ chức.

Trường Nông nghiệp Thực hành từ khi thành lập đều do người Pháp lãnh đạo, làm Hiệu trưởng, Hiệu phó, kiêm luôn Giám đốc, Phó Giám đốc đồn điền thực hành. Khi mới thành lập trường, Hiệu trưởng là ông Amblet, Hiệu phó là ông Moulhert. Cuối năm 1944, một người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng, đó là Nguyễn Ngọc Châu, học sinh trường Cao đẳng Nông nghiệp, tốt nghiệp kỹ sư khoá 1941-1944.

Nhà trường cũng cử các giám thị và quản đốc người Việt. Ông Vũ Quốc Chinh là Tổng giám thị có nhà ở gần trường, còn ông Lê Văn Oanh là Quản đốc thì ở ngay trong trường.

Thời kỳ tiền khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã bắt đầu nhen nhóm tại trường Nông nghiệp Thực hành. Truyền đơn, báo chí cách mạng được phổ biến rộng rãi trong học sinh của trường đã khích lệ tinh thần yêu nước, lòng căm thù thực dân xâm lược trong thanh niên trí thức.

Học sinh Trường Nông nghiệp Thực hành đã tham gia những hoạt động của hướng đạo sinh, tổ chức đá bóng và chợ phiên để lấy tiền làm việc thiện. Trong hoạt động nghệ thuật, học sinh thường tổ chức những đêm lửa trại và biểu diễn những vở kịch mang ý nghĩa xã hội như: Không một tiếng vang của Vũ Trọng Phụng, hay những vở kịch thơ đậm tinh thần yêu nước như: Lam Sơn tụ nghĩa, Hội nghị Diên Hồng,

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Tại Trường Nông nghiệp Thực hành và đồn điền, Phó Hiệu trưởng Moulhera bỏ trốn. Một số học sinh trở về quê, một số vào khu giải phóng để bắt liên lạc, sau đó hoạt động Việt Minh. Các viên chức và công nhân tạm thời nghỉ việc.

Trước tình hình đó, Châu uỷ Hồng Thái (bí danh của Việt Minh phủ Yên Sơn) đã cử ông Ký Tuyết (tức Nguyễn Văn Tuyết, người huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình, nguyên là học sinh khoá 15 (1932-1934) của Trường Canh Nông về bắt liên lạc với phong trào Việt Minh tại Trường Nông nghiệp Thực hành. Ông gặp các viên chức tiến bộ như: Nguyễn Khắc Trung, Lê Văn Oanh, Nguyễn Văn Đào, Lê Văn Mai, Nguyễn Chí Nhì… thỏa thuận với nhau thành lập chính thức Hội Nông dân cứu quốc trong Trương Nông nghiệp Thực hành và đặt bí danh là xã Thượng Trứ. Một tổ chức Việt Minh chính thức được thành lập ở đây trực tiếp lãnh đạo quần chúng đoàn kết chống phát xít Nhật. Đồng chí Nguyễn Chí Nhì được cử làm Hội trưởng Hội nông dân hoạt động bán công khai. Về mặt chính quyền, Hội Nông dân cứu quốc do ông Nguyễn Đình Hạp làm Giám đốc đồn điền, ông Vũ Quốc Chinh trực tiếp quản lý Trường Nông nghiệp Thực hành…

Thời gian đầu của cuộc KCCP, một số cơ quan của Trung ương đã đặt trụ sở tạm thời tại Trường Nông nghiệp Thực hành. Khi mới di chuyển lên Tuyên Quang, Bộ Canh nông do ông Cù Huy Cận làm Bộ trưởng, cùng với các ông: Nguyễn Đình Ngữ, Hoàng Văn Đức, Trần Văn Hà… đã ở Nhà Xanh (nhà của Phó Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp Thực hành Molherat). Đến cuối năm 1947, Bộ Canh nông sơ tán vào làng Chanh, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn. Ngoài ra, còn có Xưởng Cơ khí Z1 đã sản xuất vũ khí tại đồn điền Canh Nông từ năm 1946 đến 1947. Nha Thông tin do ông Trần Văn Giầu làm Tổng Giám đốc đã làm việc từ cuối năm 1950 đến đầu năm 1951 trên đất của đồn điền Canh nông…

III. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)

1. Phong trào xoá nạn mù chữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lên án mạnh mẽ chính sách ngu dân và chủ trương đồng hoá của Thực dân Pháp. Chính vì vậy ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời, Bác đã đề ra chương trình hành động gồm 3 vấn đề: Chống “giặc đói”, chống “giặc dốt”, chống “giặc ngoại xâm”. Sáu ngày sau đó, Bác đã ký liền 3 sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 (Thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan phụ trách ngành học cho người lớn tuổi, trước hết là xoá nạn mù chữ); Sắc lệnh số 19 (Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối); Sắc lệnh số 20 (Trong khi chờ đợi thiết lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ Quốc ngữ từ nay, bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam từ trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ Quốc ngữ.

Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào "Bình dân học vụ" đã lan rộng khắp cả nước, đi sâu vào các thôn xóm bản. "Bình dân học vụ” trở thành một phong trào nhân dân thực sự với những hình thức tổ chức hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của nhân dân lao động ở mọi nơi.

Tuyên Quang may mắn là Thủ đô kháng chiến, nơi đặt bản doanh của Chính phủ Cách mạng lâm thời, cho nên ảnh hưởng rất sâu sắc lời kêu gọi của Bác. Mặc dù đời sống kinh tế, xã hội rất khó khăn, nạn đói, nạn dốt hoành hành nghiêm trọng và nạn dốt ở vào tình trạng nặng nề (99% dân số Tuyên Quang mù chữ so với 90% dân số mù chữ của cả nước), nhưng tinh thần: “Những người đã biết chữ dạy những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ gắng sức học cho biết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hưởng ứng ở khắp mọi nơi.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang xác định mục tiêu: Để xây dựng một xã hội mới thì công tác xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá của quần chúng phải xem là yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ tỉnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, cùng với những phong trào như: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phong trào: “Bình dân học vụ” cũng được phát động và hưởng ứng mạnh mẽ. Các lớp xoá nạn mù chữ không chỉ lan rộng ở vùng thấp, trong đồng bào Kinh, Tày, mà còn đi sâu vào vùng cao, vùng xa, trong các dân tộc ít người ở Tuyên Quang.

Từ năm 1946 đến cuối năm 1949, toàn tỉnh đã có 72 trường tiểu học với 94 giáo viên và 3.883 học sinh. Đặc biệt, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1949, Tuyên Quang đã xoá mù chữ cho 3.378 người và có 14.065 người đang theo học bình dân học vụ; thanh toán nạn mù chữ ở 50 thôn và 3 xã (Ỷ La (Yên Sơn), Bình Lục (Yên Bình), Tam Đa (Sơn Dương); đào tạo được 61 giáo viên bình dân học vụ, 427 cán bộ xoá mù chữ; mở 18 lớp xoá mù chữ cho đồng bào Dao ở các huyện Nà Hang, Sơn Dương, Hàm Yên. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng được một trường trung học với 126 học sinh.

Đánh giá chung về công tác văn hoá, giáo dục thời gian này, Hội nghị Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ tư (6/1949) đã chỉ rõ: Tuy còn một số nhược điểm là nhà trường phân phối không đều, không sát với thực tế, thiếu giáo viên, sách vở, nhất là sách giáo khoa và tài liệu bằng tiếng địa phương... nhưng phải thấy rõ rằng phong trào học tập của quần chúng rất cao: “Người nào cũng muốn học, cán bộ muốn học, quần chúng muốn học, người thợ muốn học, cả đến đồng bào (dân tộc ít người) cũng đi học; các sách vở chỉ lưu hành ở thành thị trước đây đã thâm nhập cả vào thôn quê, báo chí xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự đòi hỏi của nhân dân”.

Cùng với công tác củng cố chính trị, phát triển kinh tế, kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hoá xã hội đã góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc tình hình chung của tỉnh, tạo điều kiện để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Từ 1950-1952, tỉnh  đạt được nhiều thành tích lớn: Năm 1950, toàn tỉnh có hơn 80.000 người thoát nạn mù chữ. Tỉnh cũng thanh toán xong nạn mù chữ ở 2 huyện Yên Bình và Sơn Dương. Đặc biệt huyện Sơn Dương là huyện đầu tiên trong toàn quốc đã thanh toán xong nạn mù chữ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi.

 Năm 1952, toàn tỉnh có 2 trường phổ thông cấp II với 24 giáo viên, 1016 học sinh và 94 trường phổ thông cấp I với 119 giáo viên, 7776 học sinh, trong đó có 2758 học sinh là người dân tộc thiểu số. Tỉnh còn có 675 học sinh cấp I và cấp II theo học các trường tư thục. Ở nông thôn, các lớp cấp I được nhân rộng. Một số địa phương đã mở được trường cấp II như xã An Lạc (Chiêm Hoá), Chân Sơn (Yên Sơn). Trường cấp III đã có một lớp 8 với 57 học sinh.

Cũng trong năm 1952, tỉnh mở 10 lớp đào tạo giáo viên sơ cấp, giảng viên xung phong và giảng viên dự bị với 178 học viên. Toàn tỉnh mở được 20 lớp xoá mù chữ, củng cố 33 lớp dự bị bổ túc, một lớp văn hoá cho cán bộ xã, 4 lớp bổ túc văn hoá tại 4 xí nghiệp, thanh toán nạn mù chữ cho 4.616 người. Việc xoá nạn mù chữ cho cán bộ xã phát triển mạnh.

Năm 1954, tỉnh đào tạo được 732 giáo viên, trong đó có một số giáo viên là người miền núi, cung cấp đủ tài liệu cho giáo viên và sách văn quốc ngữ cho cán bộ xã.

Như vậy, tính đến năm 1954, toàn tỉnh  có 110 trường phổ thông gồm 403 lớp, 264 giáo viên, 10.716 học sinh (so với thời Pháp, Nhật, tăng 17 lần).

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh còn chú trọng giáo dục chính trị cho giáo viên và học sinh. Nội dung các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Chính phủ được đưa vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường. Công tác đào tạo giáo viên và học sinh miền núi thực sự trở thành vấn đề sống còn của giáo dục. Hai lớp đào tạo giáo viên cấp I (1954) đã có 45 trong số 68 học viên là người miền núi. Có 2.700 trong số 7.479 học sinh cấp I và 95 trong số 965 học sinh cấp II, là con em đồng bào miền núi. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển trình độ dân trí miền núi thì số lượng học sinh đến trường còn thấp.

2. Trường trung học phổ thông đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang:  Trường Trung học Tân Trào

Trước Cách mạng tháng Tám, Tuyên Quang có một trường tiểu học hoàn chỉnh từ lớp 5 (tương đương lớp 1 bây giờ), cho đến lớp nhất (tương đương lớp 5 bây giờ); chia thành hai khu học – khu con trai và khu con gái - đối diện nhau ở hai bên đường Phố Trong. Ai muốn cho con em mình học cao hơn, lên cấp cao đẳng tiểu học (hồi đó thường gọi là trường Thành chung – tương đương trường phổ thông cơ sở bây giờ) thì phải gửi về Hà Nội; thi tiểu học cũng phải về Phú Thọ, Việt Trì. Kế bên còn một trường khác (chỉ có một phòng với hành lang chạy quanh biệt lập trên một bãi cỏ rộng, giữa trường tiểu học và trại giam) cho con cái sĩ quan và viên chức người Pháp - thường gọi là “Trường trẻ con Tây” (biển ở cổng đề: Ecole Mixte).

Sau Cách mạng tháng Tám, trong không khí phấn khởi của nhân dân cả nước, các bậc phụ huynh, trí thức thành Tuyên đã tổ chức một lớp trung học đầu tiên của tỉnh, cũng là lớp trung học đầu tiên của cả khu giải phóng Việt Bắc lúc đó. Hầu hết các phụ huynh có con vào học lớp này đều là những thầy dạy học không lương.

Tháng 8 năm 1946, ông Phạm Ngọc Bổng  (tức Nguyễn Công Bình) được cử làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến tỉnh Tuyên Quang. Với tư cách là Chủ tịch, ông đã mời ông Nguyễn Đình Hạp (vốn là Hiệu phó trường Canh Nông thời Pháp thuộc) đứng ra mở trường. Khoảng trung tuần tháng 9 năm 1946, ông Hạp về Hà Nội gặp ông Nguyễn Xiển - Chủ tịch Bắc Bộ xin mở trường trung học và được ông Xiển chấp nhận. Ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang, cũng là một trong những trường học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, lấy tên là Trường trung học Thi Sách.

Dự ngày khai trường có các học sinh khoá đầu như: Ngô Bưu, Nguyễn Thế Hiển, Nguyễn Văn Sáu, Phạm Tiến Soái, Chu Thế Tuyên, Dương Xuân Hỷ, Vũ Quốc Thân,...   Hội đồng giáo viên khi đó có: thầy Nguyễn Đình Hạp (người đứng ra tổ chức trường do ủy ban Tỉnh cử); thầy Vũ Quốc Chinh dạy môn khoa học tự nhiên; thầy Trần Tử An dạy toán - lý; thầy Tự dạy toán.

Ban đầu do chưa kịp chuẩn bị về cơ sở vật chất, địa điểm không có, Bộ Giáo dục quyết định đặt trụ sở của trường tại “Trường trẻ con Tây cũ” (sau Cách mạng còn gọi là trường Tàu - ở giữa trường tiểu học và trại lính khố xanh). Trường lúc này chỉ có 1 lớp đệ nhất với khoảng 50 học sinh.

Sang học kì II (1947), do học sinh đông hơn (vì có thêm học sinh từ Hà Nội, Phú Thọ và các tỉnh khác tản cư lên), trường phát triển thành 2 lớp đệ nhất. Lúc này, trường chuyển về nhà hàng “Di-ghen” cũ; đó là cơ sở của một nhà tư sản người Pháp (nay là vị trí của khách sạn Lô Giang) để làm lớp học. Chương trình và nội dung học tập chủ yếu dựa theo một số môn học ở trường Bưởi (Hà Nội).

Trường Trung học Thi Sách ban đầu tuy rất nhỏ bé, nhưng thầy trò đã nhiệt tình bám trường, bám lớp với tinh thân hiếu học: “Thầy đi tìm trường – Trò đi tìm thầy”, lại được sự giúp đỡ hết lòng của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh, Sở Giáo dục Liên khu 10, nên đã khắc phục được muôn vàn khó khăn, duy trì việc dạy học làm cơ sở cho những năm học sau này.

Từ tháng 3 - 5/1947, Trường Thi Sách phải chuyển nhiều địa điểm để tránh bom của Pháp. Đến năm học 1947-1948, Trường chuyển về An Bảo và đổi tên thành Trường Tân Trào, do cô Nguyễn Thị Thục Viên (giáo sư Trường Nữ học Đồng Khánh (Huế), là đại biểu Quốc hội khoá I, làm Hiệu trưởng. Các thầy Hoàng Thiếu Sơn, Xuân Tùng, Đoàn Chương trực tiếp tham gia giảng dạy. Có 1 lớp đệ nhất (khoảng 50 học sinh) và 1 lớp đệ nhị (khoảng 49 học sinh)

Năm học 1948-1949, Trường Tân Trào chuyển về Đền Cấm. Bộ Giáo dục điều cô Nguyễn Thị Thục Viên về trường trung học chuyên khoa Đào Giã ở  Phú  Thọ  (trường cấp III đầu tiên của Việt Bắc hồi đó) và cử thầy Nguyễn Duy Ngữ làm Hiệu trưởng. Năm học này trường tổ chức khai giảng vào tháng 9 năm 1948 với 2 lớp đệ nhất và 1 lớp đệ nhị.

Cũng trong năm học 1948-1949, ngày 27 tháng 4 năm 1949 Trường Trung học Tân Trào bị giặc Pháp ném bom, bắn phá làm 9 học sinh bị chết và nhiều người bị thương. Đây là một sự kiện đau lòng tác động mạnh mẽ đến tình cảm của thầy và trò nhà trường, nên sau đó đã rất nhiều học sinh viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Năm học 1949-1950, Trường trung học Tân Trào chuyển về xã Linh Sơn - Km 5 đường Tuyên Hà. Lúc này thầy Vũ Hữu Nghĩa làm Hiệu trưởng. Trường có 2 lớp đệ nhất, 1 lớp đệ nhị, 1 lớp đệ tam. Giáo viên được bổ sung thêm gần chục người.

Năm học 1950-1951, Trường chuyển ra xã Chân Sơn, gần đường cái hơn. Ở đây, Trường được xây dựng khang trang hơn, có hội trường chứa được vài ba trăm người. Chương trình học chuyển sang hệ 9 năm theo niên chế mới của Bộ. Trường có 3 lớp 5, 3 lớp 6  và 1 lớp 7 (tương đương với 1 trường phổ thông cơ sở hiện nay). Hiệu trưởng là thầy Trần Kiêm Tiềm.

Năm 1952, Trường chuyển sang học trọn năm không nghỉ hè mà nghỉ theo vụ lúa. Thầy Tiềm được cử đi học, thầy Phạm Lợi lên thay làm Hiệu trưởng. Đến năm 1953, Trường phân tán để tránh địch bắn phá; trong đó có một số bộ phận về thị xã (gần núi Cố), do thầy Vũ Tín làm Hiệu trưởng đoàn. Đến học kỳ II, thầy Hoàng Vi Nam thay thầy Lợi làm Hiệu trưởng.

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cả nước rầm rập khí thế chuyển mạnh sang tổng phản công. Nằm ở cao trào đó, trường Tân Trào cũng sôi sục tòng quân. Trường một lần nữa lại phân thành hai khu vực: 1 bộ phận về gần núi Cố do thầy Phạm Văn Bỉnh phụ trách. Bộ phận còn lại do thầy Phạm Thuý làm Hiệu trưởng. Năm học này Trường có 3 lớp 5 (A,B,C), 3 lớp 6 (A,B,C), 3 lớp 7 (A,B,C); khối cấp III có 1 lớp 8 và 1 lớp 9.

Trong 8 năm, kể từ khi mới thành lập (10/1946) đến hết kháng chiến chống Pháp, Trường Thi Sách sau là trường Tân Trào tuy chỉ là tranh tre, nứa lá, lại phải di chuyển tới 10 lần, nhưng vẫn giữ được nếp giảng dạy và học tập tốt. Vượt qua biết bao thử thách, thầy và trò vẫn kiên cường giữ trường giữ lớp, đào tạo được nhiều thế hệ học sinh xứng đáng, đặt những viên gạch đầu tiên cho nền giáo dục trung học của tỉnh Tuyên Quang.

IV. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1955 – 1975)

Ngay từ những năm hoà bình mới lập lại ở miền Bắc, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng phát triển văn hoá, ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Từ tháng 5 năm 1954 đến năm 1957, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế tại Tuyên Quang bắt đầu phát triển. Tỉnh củng cố phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hoá; từng bước mở rộng, phát triển các trường học phổ thông. Tính đến cuối năm 1955, toàn tỉnh Tuyên Quang có 139 xã có phong trào bình dân học vụ (tăng 79 xã so với đầu năm). Tuy nhiên, trong thời gian này, giáo dục Tuyên Quang còn gặp rất nhiều khó khăn. Trường lớp mới chỉ phát triển được ở những xã vùng thấp. Một số xã vùng cao tuy có mở được lớp nhưng không duy trì được thường xuyên do thiếu giáo viên. Mặc dù ngành Giáo dục đã mở các lớp đào tạo giáo viên cấp tốc nhưng vẫn không thể giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên. Tính đến năm 1957, toàn tỉnh mới có 67 giáo viên vỡ lòng, 149 giáo viên cấp I, 8 giáo viên cấp II. Toàn tỉnh có 120 trường cấp I với 5.828 học sinh, 11 trường cấp II với 731 học sinh.

Từ 1958-1960, sự nghiệp giáo dục được chăm lo thường xuyên hơn. Trong 3 năm, tiếp tục phong trào bình dân học vụ, riêng thị xã Tuyên Quang đã thanh toán nạn mù chữ cho 96,3% số người từ 12 đến 50 tuổi. Toàn tỉnh đã xoá mù chữ cho 15.476 người (tăng 4,5 lần so với 1957), trong đó 30 xã đã thoát nạn mù chữ. Tất cả các huyện đều có trường bổ túc văn hoá tập trung. Cũng trong 3 năm đã có tới 12.164 người mãn khoá học bổ túc văn hoá (tăng 4,25 lần so với 1957).

Năm 1959, hệ thống lớp vỡ lòng và trường phổ thông của tỉnh tiếp tục phát triển. Toàn tỉnh có 364 lớp vỡ lòng, 62 trường cấp I, 6 trường cấp II và 1 trường phổ thông cấp III chính thức được xây dựng. Phục vụ công tác đào tạo cán bộ người dân tộc, một số trường vùng cao, vùng khó khăn đã được thành lập để đào tạo cấp tốc cán bộ người dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới ở nơi đây. Trường Thiếu nhi vùng cao và Trường Văn hoá dân tộc được thành lập thời gian này. Trường Sư phạm cũng được mở để đào tạo giáo viên phục vụ công tác xóa mù chữ

Năm 1960, tỉnh Tuyên Quang bắt đầu triển khai chính sách thu hút giáo viên miền xuôi và các vùng khác đến Tuyên Quang dạy học. Nhờ biện pháp tích cực đó, mà đội ngũ giáo viên cũng được tăng lên. Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng tính đến hết năm 1960 toàn tỉnh có 13.394 học sinh phổ thông các cấp, tăng 97,5% so với 1957 (riêng học sinh người dân tộc tăng 10 lần) và 10.056 học sinh "vỡ lòng" (tăng 62% so với năm 1957).

Từ 1961-1965, Tuyên Quang càng quan tâm tới vấn đề phát triển văn hoá, giáo dục hơn. Đặc biệt sau chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh vào tháng 3/1961, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã nâng cao quyết tâm bằng mọi giá phấn đấu thực hiện những lời căn dặn của Bác: “Đảng bộ tỉnh phải chú ý phát triển văn hoá, y tế, đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hoá, xóa nạn mù chữ, xây dựng thêm các trạm y tế, xây dựng phong trào thể dục, vệ sinh ăn, ở …; đồng thời phải tích cực giúp đỡ, nâng cao hơn nữa đời sống mọi mặt của đồng bào rẻo cao”. 

Theo đó, trong 5 năm, Giáo dục Tuyên Quang đã có những chuyển biến đáng kể. Năm 1961, toàn tỉnh có 153 trường phổ thông với 721 giáo viên, đến năm 1964 toàn tỉnh đã có 204 trường với 1.350 lớp học, 909 giáo viên và 24.771 học sinh các cấp. Số học sinh chiếm 16% dân số. Hầu hết các xã đã có trường cấp I (141 xã có trường cấp I hoàn chỉnh), toàn tỉnh có 38 trường cấp II và 3 trường cấp III. Năm học 1965-1966, số học sinh toàn tỉnh lên tới 27.380 em, tăng 67,43% so với năm học 1961-1962. Như vậy, nếu năm 1961 cứ 1.000 người dân mới có 93,9 học sinh phổ thông; 3,7 giáo viên, thì tới năm 1965, cứ 1.000 người dân đã có 124 học sinh phổ thông; 4,5 giáo viên.

Về công tác xóa nạn mù chữ, đến cuối 1962, tỉnh đã cơ bản xóa mù chữ cho nhân dân các vùng thấp trong tỉnh. Cụ thể xoá mù chữ cho 10.814 người, gần 29 nghìn người học xong chương trình bổ túc văn hoá các cấp. Tới cuối năm 1964, có 93,7% số xã (135/145) đạt tiêu chuẩn xoá nạn mù chữ. Cuối năm 1965, các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang được công nhận xoá xong nạn mù chữ. Tới tháng 9/1965, có 6 trường bổ túc văn hoá, 7 trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm, 1 trường thiếu nhi dân tộc với 493 học sinh.

Trong cuộc phòng, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phải tổ chức tốt việc sơ tán các trường học, đảm bảo tính mạng cho học sinh và giáo viên. Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng, sửa sang trường lớp, phát triển cả giáo dục phổ thông và bổ túc văn hoá. Kết quả năm học 1967-1968, toàn tỉnh đã có 229 trường với 1.839 lớp học, 1484 giáo viên và 41.498 học sinh phổ thông các cấp. Trong hoàn cảnh chiến tranh với những phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nhiều trường vẫn đạt danh hiệu tiên tiến.

Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác giáo dục, ngày 11/12/1969, BTV Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 05/NQ-TQ “về công tác giáo dục trong năm học tới”. Nghị quyết nêu rõ thành tựu của công tác giáo dục trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; những tồn tại, thiếu sót trong phát triển sự nghiệp giáo dục; đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu của công tác giáo dục từ 1969-1975 là hoàn thành phổ cập cấp I ở tất cả các vùng trong tỉnh; bước đầu thực hiện phổ cập cấp II, tạo điều kiện phát triển phổ cập cấp III. Đào tạo đủ số lượng giáo viên theo yêu cầu của tỉnh và đáp ứng các yêu cầu khác khi cần thiết, đồng thời nâng cao một bước chất lượng đào tạo.

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáo dục Tuyên Quang vẫn đạt được những thành tích đáng khích lệ. Năm học 1973 - 1974, toàn tỉnh có 226 trường phổ thông các cấp với 22. 787 học sinh, đội ngũ giáo viên cũng tăng đáng kể. Năm 1970, toàn ngành có 1054 giáo viên, đến năm 1974 đã có 5415 giáo viên. Song, ngành giáo dục Tuyên Quang vẫn đứng trước những thách thức to lớn và gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ huy động học sinh đến lớp ở các cấp học còn thấp, nhất là vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh. Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trường lớp hư hỏng nhiều do chiến tranh.

V. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI KỲ SAU GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1975 – 1992)

Đây là thời kỳ Tuyên Quang sáp nhập với Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên. Trước đó vào những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi chưa nhập tỉnh, giáo dục đào tạo của hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, cơ bản đã có một nền tảng vững chắc, các ngành học và bậc học đã phát triển khá đầy đủ và đồng bộ. Vì vậy, khi sáp nhập tỉnh sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục ổn định, phát triển. Thời kỳ này, giáo dục Hà Tuyên dấy lên phong trào “Ánh sáng vùng cao” -  phong trào dạy chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao. Đến cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, tình hình biên giới có nhiều biến động phức tạp, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn nên ngành giáo dục đào tạo có nhiều giảm sút. Trường lớp nhiều nơi bị phân tán, trẻ em bỏ học, các yếu tố phục vụ cho sự phát triển giáo dục đều không được đảm bảo. Tuy nhiên, khi tình hình biên giới được ổn định trở lại, ngành giáo dục được hồi phục nhanh chóng. Trường lớp được khôi phục và đầu tư xây dựng. Đội ngũ giáo viên và học sinh tăng lên. Công tác XMC tiếp tục được triển khai có hiệu quả.

Hội nghị lần thứ nhất BCH lâm thời Đảng bộ Hà Tuyên đã xác định: "Những năm tới tỉnh phải phân bố lại lực lượng lao động xã hội, giải quyết những yêu cầu cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Đảng bộ cũng xác định: “Chỉ có nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng mới thúc đẩy được sự nghiệp kiến thiết,...".

Theo đó, ngành GD-ĐT cũng như lãnh đạo các huyện, thị đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc phải tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục. Phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" diễn ra sôi nổi tại tất cả các trường học. Ba ngành học: mẫu giáo, phổ thông và bổ túc văn hoá được đẩy mạnh. Đặc biệt, các lớp mẫu giáo đã dạy theo chương trình mẫu giáo cải tiến của Bộ Giáo dục. Công tác nuôi dạy trẻ phát triển trong các HTX nông nghiệp, chất lượng nuôi dạy được quan tâm hơn. Đến năm 1985, cứ 90 người dân thì có 1 giáo viên, cứ 5 người dân có 1 người đi học. Các xã trong tỉnh đều có trường cấp II. Các huyện vùng thấp đều có trường cấp III với nòng cốt là trường trung học Tân Trào ban đầu. Năm học 1978-1979 tiếp tục tách thêm thành Trường cấp III Yên Sơn và cấp IIII Xuân Huy; năm học 1985-1986 tách thành lập Trường cấp III Ỷ La; năm học 1988-1989 Tách thành lập trường cấp III Chuyên ban. Đặc biệt, Trường cấp III Tân Trào lúc này đã lớn mạnh. Năm học 1974-1975, Trường đã có 11 lớp 8, 7 lớp 9 và 4 lớp 10 với 1053 học sinh, 57 thầy cô giáo; năm học 1979-1980, Trường có tới 46 lớp, 1600 học sinh; 110 cán bộ, giáo viên. Những năm học này, trường đứng vào hạng các trường cấp III lớn nhất miền Bắc. Trường tự hào đã góp phần đào tạo những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước như nguyên phó thủ tướng Bùi Danh Lưu, nguyên Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, Vũ Quốc Hùng, Nguyên Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn thanh niên Hà Quang Dự... Có học sinh sau này là bộ trưởng, nhiều thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó, viện trưởng, giáo sư, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiwn, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Xã hội và Nhân văn... Nhiều giáo viên và học sinh giành được những học hàm, học vị cao và được tặng thưởng các danh hiệu cao quý, như : Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Long Vân; Tiến sĩ mỏ địa chất Ngô Văn Bưu, Tiến sĩ vật lý Phạm Huyến, Phó Tiến sĩ toán học Đặng Hấn; các phó tiến sĩ sinh vật như Nguyễn Công Liêm, Nguyễn Tề Chỉnh, Nhà giáo nhân dân - Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn; Nhạc sĩ La Thăng, Xuân Tứ; Nghệ sĩ ưu tú Phan Hồ... Tại Hà Tuyên có nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các ban, ngành đều trưởng thành từ Trường cấp III Tân Trào, như: Nguyễn Công Mịch nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bạch Hồng Hải, ủy viên BTV Tỉnh uỷ - Giám đốc Công an tỉnh; Vũ Thị Bích Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ, Trưởng ban Dân vận tỉnh... Hầu hết các đồng chí lãnh đạo các huyện, thị ủy, giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đều là học sinh của Trường cấp III Tân Trào.

Bảng 1. Số liệu về giáo dục (1976-2008)

TT

Năm học

 (Ghi theo cuối năm học)

Số trường

Số

lớp

Số

học sinh

Số

giáo viên

I

Năm học 1976 - 1977

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

397

5.061

142.898

4.514

4

Cấp III

11

112

5.063

264

II

Năm học 1977 - 1978

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

399

5.101

142.978

4.528

4

Cấp III

11

112

5.063

264

III

Năm học 1978 - 1979

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

 

 

 

 

4

Cấp III

 

 

 

 

IV

Năm học 1979 - 1980

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

367

5.112

142.998

4.544

4

Cấp III

11

112

5.063

264

V

Năm học 1980 - 1981

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

317

5.610

157.803

5.778

4

Cấp III

12

112

6.343

312

VI

Năm học 1981 - 1982

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

339

5.749

161.053

6.482

4

Cấp III

12

150

6.394

363

VII

Năm học 1982 - 1983

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

339

5.720

152.049

6.643

4

Cấp III

12

143

6.361

341

VIII

Năm học 1983 - 1984

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

346

5.766

147.435

7.150

4

Cấp III

15

157

6.450

363

IX

Năm học 1984 - 1985

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

352

5.682

147.435

7.587

4

Cấp III

16

160

6.623

364

X

Năm học 1985 - 1986

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

 

 

 

 

2

Cấp I

 

 

 

 

3

Cấp II

356

5.454

144.903

 

4

Cấp III

21

217

9.076

 

XI

Năm học 1990 - 1991

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

37

393

9.095

393

2

Cấp I

68

3.479

94.291

3.240

3

Trường cấp I + II

229

 

 

 

4

Cấp II

356

632

19.108

2.626

5

Trường cấp II + III

8

 

 

 

6

Cấp III

8

101

2.787

425

XII

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

11

357

9.215

467

2

Cấp I

95

3.628

94.391

3.152

3

Trường cấp I + II

92

 

 

 

4

Cẫp II

49

711

19.107

2.722

5

Trường cấp II + III

8

 

 

 

6

Cấp III

9

107

2.845

307

 

VI. GIÁO DỤC TUYÊN QUANG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1992 ĐẾN 2011

Sau khi tái lập tỉnh, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực xây dựng, phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng cao. Tất cả các ngành học, bậc học đều có những bước tiến kể cả ở vùng thấp và vùng cao. Tỉ lệ huy động học sinh các cấp đến trường tăng mạnh. Nề nếp, kỷ cương được giữ vững, phong trào thi đua “Hai tốt” phát triển nhanh chóng. CSVC trường lớp, trang thiết bị được cải thiện. Tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập GDTH và xóa mù chữ vào tháng 8 năm 1995, riêng thị xã Tuyên Quang đã đạt phổ cập trung học vào tháng 12 năm 1995.

1. Các ngành học bậc học

1.1. Ngành học Mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo)

Trước năm 1985, ngành giáo dục mầm non phát triển đều cả ở khu vực công, nông, lâm trường, xí nghiệp và nông thôn. Từ khi thực hiện khoán 10, nhà trẻ ở khu vực nông thôn phát triển chậm lại nhưng nhìn chung, toàn ngành học mầm non vẫn có sự tăng trưởng khá.

Tỉnh đã có nhiều biện pháp để duy trì sự ổn định của bậc học này như thực hiện chương trình lồng ghép ở thị xã Tuyên Quang và huyện Sơn Dương cho hiệu quả cao; Năm 1993 chương trình phát triển trẻ thơ ở các huyện còn lại là Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang và Hàm Yên được tiếp tục thực hiên; Trẻ trong các độ tuổi đi học được huy động đến lớp, đặc biệt là trẻ 5 tuổi ở các xã vùng xâu, vùng xa.

Đến thời điểm tháng 12/1992, toàn tỉnh có 479 nhóm trẻ với 5.040 cháu và 362 lớp mẫu giáo với 8.573 cháu. Tổng số giáo viên bậc học mầm non thời điểm này là 1.189 giáo viên. Đến năm học 1995 - 1996, toàn tỉnh có 505 nhóm trẻ và 27 trường mầm non. Năm 1997, tỉ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp ở khu vực thị xã và thị trấn đạt trên 90%. Tỉnh cũng chú trọng phát triển các lớp mẫu giáo 36 buổi trong hè, phát triển các nhà, nhóm trẻ gia đình. Từ năm học 1996 - 1997, tỉnh cho phép mở các lớp mẫu giáo dân lập ở huyện Sơn Dương và Hàm Yên. Trong thời kỳ này huyện Sơn Dương có 5 lớp mẫu giáo tư thục với 139 cháu; Hàm Yên có 11 lớp mầm non tư thục với 236 cháu. Năm 1997 - 1998, tỉnh mở trường mầm non tư thục 19/8 ở huyện Hàm Yên với 3 lớp mẫu giáo và 2 nhóm trẻ. Trường mầm non tư thục Minh Xuân ở thị xã Tuyên Quang với 3 lớp 70 cháu. Tỉ lệ huy động đến lớp trong độ tuổi từ 0 - 2 tuổi đạt 5. 13%; trong độ tuổi mẫu giáo đạt 27%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 56%, tỉ lệ bé khoẻ, bé ngoan đạt trên 85%.

Các chương trình lồng ghép phát triển trẻ thơ, chuyên đề âm nhạc, chữ cái, vệ sinh được triển khai thực hiện tốt tại các trường học. Chất lượng nuôi dạy trẻ càng được nâng cao, các cháu 5 tuổi được chuẩn bị đầy đủ cả về thể chất và tinh thần để bước vào lớp 1.

Những trường này được đầu tư cơ sở vật chất như đồ chơi, trang thiết bị, giáo viên nên có chất lượng hơn hẳn các trường khác. Nhờ các biện pháp trên nên ngành học mầm non đã được củng cố, ổn định. Các cháu đến nhà trẻ không giảm.

Từ năm 1998 - 2004, bậc học mầm non đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Nếu năm 1998, toàn tỉnh mới có 31 trường mầm non thì đến năm 2004, tỉnh đã có 79 trường, tăng 2. 55 lần so với năm 1998, nơi nào chưa có trường mầm non thì bậc học mầm non được hoạt động chung và do trường tiểu học quản lý. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp ngày càng tăng. Năm 2004, toàn tỉnh có 1. 062 lớp mẫu giáo với 28. 983 cháu. Tỉ lệ huy động các cháu mẫu giáo ra lớp đạt 99%. Lớp mầm non ngoài công lập phát triển nhanh, năm 1998 mới có 10 nhóm trẻ với 250 lớp mẫu giáo dân lập, tính đến năm 2004 đã có 365 nhóm và 1280 lớp mẫu giáo. Các lớp mầm non phát triển đến tận các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Thời điểm năm 2004, 100% số xã và các thôn, bản trong toàn tỉnh đã có nhà trẻ mẫu giáo. Các cấp chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để các cháu đến trường.

Chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ ngày càng được chú trọng. Tất cả các trường thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, chỉ đạo các cơ sở thực hiện nâng cao chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh ATTP, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Tỉ lệ trẻ ăn tại trường là 61. 35%, tỉ lệ trẻ mẫu giáo bán trú đạt 14. 34%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trong nhà trẻ, mẫu giáo giảm xuống còn 15, 6%. Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo đổi mơi hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi trên diện rộng ở tất cả các loại hình và triển khai thí điểm đổi mới nội dung giáo dục trẻ từ 3 - 4 tuổi ở các trường có điều kiện về CSVC và giáo viên. Triển khai thực hiện chuyên đề văn học ở chữ viết ở nhiều lớp mẫu giáo trên tất cả 79 trường mầm non trong tỉnh. Đánh giá sự phát triển của trẻ theo tiêu chí của Bộ, tỉ lệ trẻ đạt loại khá là 70 - 75%, trung bình 20 - 25%, yêu 10%. Trong năm học 2004, nhiều gia đình có con dưới 6 tuổi đã được tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.

Đồng thời, tỉnh còn tổ chức thi giáo viên dạy giỏi theo chuyên đề cấp tỉnh, hội thi bé khoẻ, bé nhanh trí cấp huyện, tỉnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng dịch cho trẻ được đảm bảo tốt. 100% số trẻ được đến trường đều được theo dõi bằng biểu đồ, tiêm chủng đầy đủ. Trẻ khuyết tật cũng được quan tâm chăm sóc đầy đủ. Năm học 2003 - 2004, Tuyên Quang đã có 25 trẻ được giáo dục hoà nhập tạo 4 cơ sở giáo dục mầm non.

Tóm lại 4 năm sau khi tái lập tỉnh, từ 1996 đến nay, ngành học mẫu giáo liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, số trẻ ở khu vực nông thôn tăng lên liên  tục. Duy trì và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% trẻ đến các cơ sở mầm non được bảo vệ an toàn. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở tuổi nhà trẻ là 4,3%, mẫu giáo là 5,1%. Các cơ sở giáo dục mầm non đã chủ động phối hợp với trung tâm y tế dự phòng, hội phụ nữ các cấp tuyên truyền phòng chống một số bệnh và dịch bệnh thường gặp.

Hệ thống trường, lớp rộng khắp đến thôn, bản đã tạo điều kiện cho mọi trẻ em đến trường. Chú trọng ổn định chất lượng chăm sóc giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở vùng thuận lợi. Thực hiện có hiệu quả chương trình thử nghiệm đổi mới các độ tuổi trên địa bàn. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

Công tác xã hội hoá giáo dục mầm non được đẩy mạnh, việc cho trẻ đến trường đã trở thành tự nguyện, nhất là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Các tổ chức xã hội, cấp uỷ, chính quyền nhận thức rõ trách nhiệm chăm lo, giúp đỡ, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non. Giáo viên mầm non đã làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách sáng tạo, có hiệu quả.

Bảng 2. Số liệu về giáo dục mầm non (1992 - 2011)

 

STT

Năm học

(Ghi theo cuối năm học)

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

I

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

333

5.591

 

2

Mẫu giáo

11

357

9.215

467

I

Năm học 1992 - 1993

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

479

5.550

 

2

Mẫu giáo

12

405

9.700

430

I

Năm học 1993 - 1994

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

454

5.741

 

2

Mẫu giáo

6

470

9.346

496

I

Năm học 1996 - 1997

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

32

564

12.263

674

I

Năm học 1997 - 1998

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

34

698

14.159

802

V

Năm học 1998 - 1999

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

32

778

15.372

891

V

Năm học 1999 - 2000

 

 

 

 

1

Mẫu giáo

31

995

18.594

1.123

 

Năm học 2000 - 2001

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

333

2.661

508

2

Mẫu giáo

29

1.100

19.825

1.203

X

Năm học 2001 - 2002

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

360

2.932

511

2

Mẫu giáo

31

1.306

22.248

1.432

X

Năm học 2002 - 2003

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

486

4.468

705

2

Mẫu giáo

49

1.555

28.813

1.545

 

Năm học 2003 - 2004

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

651

5.447

881

2

Mẫu giáo

79

1.613

29.405

1.837

X

Năm học 2004 - 2005

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

921

8.711

1.106

2

Mẫu giáo

79

1.610

30.055

1.788

X

Năm học 2005 - 2006

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

986

8.951

1.203

2

Mẫu giáo

117

1.598

30.758

1.914

X

Năm học 2006 - 2007

 

 

 

 

1

Nhà trẻ

 

976

9.059

1.246

1

Mẫu giáo

122

1.595

31.023

1.246

 

Năm học 2007 - 2008

 

 

 

 

 

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

Mẫu giáo

126

1.598

32.801

2.024

 

Năm học 2008 - 2009

 

 

 

 

 

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

Mẫu giáo

131

1.607

34.021

2.062

 

Năm học 2010 - 2011

 

 

 

 

 

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

Mẫu giáo

138

1.633

35.295

2.130

 

 

 

1.2. Giáo dục Tiểu học

Giáo dục tiểu học:

Thực hiện mục tiêu của Uỷ ban quốc gia CMC và nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ cho tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 đã đề ra mục tiêu trong nghị quyết “Phấn đấu đến năm 1995, hoàn thành công tác phổ cập GDTH, căn bản xóa mù chữ cho số người trong độ tuổi”. UBND Tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện những nhiệm vụ sau:

Tổ chức học tập luật phổ cập GDTH và chủ chương chống mù chữ của tỉnh trong toàn ngành. Xây dựng kế hoạch phổ cập GDTH - chống mù chữ với những chỉ tiêu và bước đi cụ thể đến từng xã trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra toàn tỉnh về mặt bằng văn hoá của trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và người dân từ 15 đến 35 tuổi. Đầu năm học Sở Giá dục và Đào tạo đều tiến hành ký cam kết giữa Sở với các huyện, giữa các phòng giáo dục và đào tạo huyện với các xã trong huyện. Bên cạnh đó phát triển mạng lưới trường lớp tiểu học đến từng thôn, bản theo hướng đưa lớp học đến gần học sinh, đảm bảo ở đâu có từ 10 học sinh trở lên có nhu câu học thì mở lớp và có giáo viên dạy, quyết tâm không để bản trắng về giáo dục.

Thực hiện đa giạng hoá các loại hình dạy và học. Ngoài chương trình đại trà 165 tuần, Tuyên Quang còn có chương trình 100 tuần vùng cao, vùng xâu, nơi nào có ít học sinh thì mở lớp ghép hoặc lớp linh hoạt. Số trẻ em đến lớp vùng này đều được mượn sách giáo khoa và hỗ trợ giấy, bút, mực để học tập.

Về CSVC, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với tỉnh dành vốn chương trình mục tiêu của Trung ương ưu tiên cho các trường tiểu học vùng cao, vùng sâu. Đồng thời huy động sức đóng góp tại chỗ của nhân dân để vừa xây dựng, vừa tu sửa trường lớp. Vì vậy, giai đoạn này, Tuyên Quang ít có lớp phải học ca 3, đến năm 1997 trên địa bàn tỉnh đã không còn lớp học ca 3.

Về chế độ khuyến khích, tỉnh đã có chính sách trợ cấp cho các giáo viên cắm bản, giáo viên dạy lớp ghép, giáo viên dạy trường chính xã vùng cao, vùng sâu; giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; giáo viên dạy trường chuyên. Khen và thưởng kịp thời cho học sinh, giáo viên có học sinh đạt giải quốc gia.

Sự tăng trưởng về quy mô giáo dục tiểu học qua các năm

 

1994 - 1995

1995 - 1996

1996 - 1997

Số trường

103

108

104

Số lớp

4. 330

4. 599

4. 671

Số học sinh

115. 207

117. 932

121. 196

Đến năm 1996 - 1997, số học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi đạt tỉ lệ 97%, so với năm học 1992 - 1993 tăng 21. 6%. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học được huy động không hạn chế vào THCS, đạt tỉ lệ 97. 2%. Tất cả các xã trong tỉnh đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Một số địa phương bắt đầu thục hiện thí điểm học 2 buổi/ngày cho các trường tiểu học. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có 90 trẻ khuyết tật được học hoà nhập cộng đồng. Thành quả PCGDTH - CMC tiếp tục được giữ vững. 97% trẻ trong độ tuổi đã và đang được học tiểu học, chỉ còn 2 xã Sinh Long và Hồng Thái của huyện Na Hang chưa hoàn thành công tác này.

Nhờ thực hiện các biện pháp tích cực, đến 1990, tỉnh đã có 145/145 xã, phường, cả 6/6 huyện, thị trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH - CMC; tiếp đó, tháng 08/1995 Tuyên Quang đã là tỉnh thứ 9 và là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH - CMC.

Như vậy sau rất nhiều nỗ lực, đến năm 1998 tỉnh Tuyên Quang đã có 4. 491 lơp tiểu học và 110. 255 học sinh. Tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 đạt 100%, tỉ lệ huy động học sinh trong dân số từ 6 - 10 tuổi đạt 99. 2%. Năm 2003, tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT. Đên năm 2004, tỉnh có 141/145 xã đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT.

Năm học 2005-2006, Tuyên Quang đã hoàn thành việc tách các trường cấp I – II thành các trường tiểu học và THCS.

Đến năm học 2007 – 2008, chất lượng giáo dục tiểu học đã tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại "thực hiện đầy đủ" đạt 97,22%,xếp loại học lực môn toán từ khá trở lên đạt 59,12%, xếp loại học lực môn tiếng việt từ khá trở lên đạt 47,47%. Tỷ lệ học sinh hạnh kiểm xếp loại "chưa thực hiện đầy đủ" chiếm 1,6%. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học (đợt I) đạt 86,8%. Năm 2007 có 139/140 (99,1%) cơ sở xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Bảng 3. Số liệu về giáo dục Tiểu học (1992 - 2011)

TT

Năm học

(Ghi theo cuối năm học)

Số

trường

Số lớp

Số học sinh

Số giáo viên

Ghi

chú

I

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

95

3.628

94.391

3.152

 

2

Trường cấp I + II

92

 

 

 

 

II

Năm học 1992 - 1993

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

93

3.773

99.681

3.569

 

2

Trường cấp I + II

94

 

 

 

 

III

Năm học 1993 - 1994

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

113

2.997

119.957

3.716

 

2

Trường cấp I + II

73

 

 

 

 

IV

Năm học 1996 - 1997

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

104

4.674

118.991

4.490

 

2

Trường cấp I + II

81

 

 

 

 

V

Năm học 1997 - 1998

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

107

4.632

116.769

4.704

 

2

Trường cấp I + II

76

 

 

 

 

VI

Năm học 1998 - 1999

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

105

4.487

110.556

4.564

 

2

Trường cấp I + II

82

 

 

 

 

VII

Năm học 1999 - 2000

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

105

3.751

105.988

4.553

 

2

Trường cấp I + II

84

 

 

 

 

VIII

Năm học 2000 - 2001

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

113

3.727

100.034

4.509

 

2

Trường cấp I + II

77

 

 

 

 

IX

Năm học 2001 - 2002

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

132

3.615

92.577

4.413

 

2

Trường cấp I + II

56

 

 

 

 

X

Năm học 2002 - 2003

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

131

3.539

83.710

4.547

 

2

Trường cấp I + II

56

 

 

 

 

XI

Năm học 2003 - 2004

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

141

3.520

74.862

4.475

 

2

Trường cấp I + II

44

 

 

 

 

XII

Năm học 2004 - 2005

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

169

3.453

67.583

4.349

 

2

Trường cấp I + II

7

 

 

 

 

XIII

Năm học 2005 - 2006

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

171

3.363

62.432

4.277

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

XIV

Năm học 2006 - 2007

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

164

3.082

57.834

4.010

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

XV

Năm học 2007 - 2008

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

160

3.086

57.084

3.966

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

XVI

Năm học 2008 - 2009

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

154

3.049

56.094

3.560

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

XVII

Năm học 2009 - 2010

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

152

3.113

56.875

3.851

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

XVIII

Năm học 2010 - 2011

 

 

 

 

 

1

Tiểu học

153

3.120

58.108

3.858

 

2

Trường cấp I + II

 

 

 

 

 

 

1.3. Giáo dục Trung học cơ sở

Cùng với việc đẩy mạnh PCGDTH - CMC, ngành giáo dục Tuyên Quang chủ chương huy động không hạn chế số học sinh có nguyện vọng học lên THCS. Trong những năm đầu tách tỉnh, Tuyên Quang đã tiến hành tách cấp II ra khỏi các trường PTCS ở những nơi có điều kiện. Nơi nào chưa thành lập được trường riêng thì mờ lớp cấp II nhô ở trường cấp II - III. Trong các năm học 1995 - 1996, 1996 - 1997, toàn tỉnh đã mở thêm được 7 trường cấp II - III ở Thượng Lâm, Yên Hoa (Na Hang), Kim Bình, Minh Quang (Chiêm Hoá), Phù Lưu (Hàm Yên), Xuân Vân (Yên Sơn), Đông Thọ (Sơn Dương).

Thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII và nghị quyết 10/TƯ của tỉnh uỷ, từ năm 1997 - 1998. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo không mở các lớp chọn, lớp chuyên ở các trường PTCS và PTTH, đồng thời chuyển trường năng khiếu Lê Quý Đôn thành trường chất lượng cao.

Cũng trong các năm học giai đoạn 1994 - 1997, một số biện pháp tích cực đã được tỉnh thực hiện như huy động mạnh học sinh đến lớp, củng cố trường DTNT huyện Na Hang, ở các lớp DTNT ở Chiêm Hoá, Hàm Yên, chú trọng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, xây dựng kế hoạch PCGD THCS, tập huấn bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên.. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo mở các lớp cấp II dân nuôi ở tất cả các huyện, thị xã (trừ huyện Na Hang). Nhờ vậy, từ khi tái lập tỉnh đến nay, số học sinh THCS tăng nhanh. Năm học 1996 - 1997, số học sinh THCS đã tăng 2. 13 lần so với năm 1992. Toàn tỉnh có 13 xã, phường, thị trấn và 1 thị xã hoàn thành phổ cập THCS.

Nhờ những biện pháp tích cực và sự nỗ lực của toàn ngành nên cấp học PTCS từ năm 1992 đến nay luôn ổn định cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 1998, toàn tỉnh có 1.704 lớp và 60.233 học sinh, thì đến năm 2004 đã tăng lên 2.006 lớp và 74.737 học sinh. Tỉ lệ học sinh trong dân số độ tuổi 11 - 14 tuổi đạt 86. 7%. Năm học 2005-2006 đã thực hiện xong việc tách các trường cấp II – III. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS, 140/140 (100%) cơ sở xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS. Năm 1995, Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH - XMC. Tháng 12/2001, tỉnh Tuyên Quang trở thành tỉnh thứ 7 trên toàn quốc và là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn phổ cập THCS.

Bảng 4. Số liệu về giáo dục Trung học cơ sở (1992 - 2011)

TT

Năm học

(Ghi theo cuối năm học)

Số trường

Số

lớp

Số

học sinh

Số

giáo viên

Ghichú

I

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

49

711

19.107

2.722

 

2

Trường cấp II + III

8

 

 

 

II

Năm học 1992 - 1993

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

49

782

21.872

1.445

 

2

Trường cấp II + III

8

 

 

 

 

III

Năm học 1993 - 1994

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

64

878

27.524

2.589

 

2

Trường cấp II + III

8

 

 

 

 

IV

Năm học 1996 - 1997

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

70

1.351

45.277

2.071

 

2

Trường cấp II + III

12

 

 

 

 

V

Năm học 1997 - 1998

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

70

4.487

52.883

2.485

 

2

Trường cấp II + III

14

 

 

 

 

VI

Năm học 1998 - 1999

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

69

1.693

59.315

2.833

 

2

Trường cấp II + III

14

 

 

 

 

VII

Năm học 1999 - 2000

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

71

1.706

64.901

2.907

 

2

Trường cấp II + III

17

 

 

 

 

VIII

Năm học 2000 - 2001

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

78

1.842

69.903

3.254

 

2

Trường cấp II + III

17

 

 

 

 

IX

Năm học 2001 - 2002

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

102

1.874

71.721

3.193

 

2

Trường cấp II + III

17

 

 

 

 

X

Năm học 2002 - 2003

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

101

1.932

73.014

3.302

 

2

Trường cấp II + III

14

 

 

 

 

XI

Năm học 2003 - 2004

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

113

2.015

74.109

3.387

 

2

Trường cấp II + III

13

 

 

 

 

XII

Năm học 2004 - 2005

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

146

2.011

71.718

3.464

 

2

Trường cấp II + III

5

 

 

 

 

XIII

Năm học 2005 - 2006

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

153

1.915

66.947

3.482

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

XIV

Năm học 2006 - 2007

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

151

1.788

61.490

3.390

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

XV

Năm học 2007 - 2008

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

148

1.614

53.536

3.294

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

XVI

Năm học 2008 - 2009

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

143

1.502

48.403

3.035

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

XVII

Năm học 2009 - 2010

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

142

1.447

45.879

3.097

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

XVIII

Năm học 2010 - 2011

 

 

 

 

 

1

Trung học cơ sở

142

1.387

42.857

3.011

 

2

Trường cấp II + III

 

 

 

 

 

 

1.4. Giáo dục Trung học phổ thông

Khi mới tách ra từ tỉnh Hà Tuyên (năm 1992), Tuyên Quang có 10 trường THPT và 7 trường cấp II - III. Đến năm 1997, toàn tỉnh đã có 24 trường THPT, trong đó có 14 trường cấp II - III, 8 trường bán trú. Mạng lưới trường học như vậy là phù hợp với quy hoạch cụm xã, đáp ứng yêu cầu học tập của con em vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, vùng sâu có nhiều dân tộc thiểu số.

Có thể nói Bậc THPT phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Năm 1998, tỉnh có 340 lớp, 16.192 học sinh, đến năm 2004 đã có 801 lớp và 39.022 học sinh, tăng 461 lớp và 22.830 học sinh. Tỉ lệ học sinh trong dân số độ tuổi từ 15 - 17 đạt 75%.

Đối với cấp THPT, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện một số biện pháp như củng cố, phát triển hợp lý quy mô trường hiện có, tập trung chỉ đạo hoạt động của trường DTNT và trường Chuyên, duy trì và mở rộng hệ bổ túc, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chu kỳ 1993 - 1996 có kết quả tốt, cử giáo viên đi bồi dưỡng tin học và các đợt tập huấn chuyên môn ở Bộ, mua sắm trang thiết bị, sách tham khảo cho nhà trường. Theo đó, quy mô và chất lượng giáo dục phổ thông được mở rộng và giữ vững. Số học sinh tăng mạnh. Năm học 1991 – 1992 có 107 lớp, 2.845 học sinh, đến năm học 1996 – 1997 đã có 237 lớp với 10.434 học sinh. Năm 2004 – 2005 con số lên tới 801 lớp 38.816 học sinh và năm tiếp theo đã lên tới con số 913 lớp 40.788 học sinh.

Tuy tỉ lệ học sinh từ năm 2005 – 2006 đến 2011 có xu thế giảm dần, nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm có xu thế tăng lên là thường đạt từ 86% trở lên, trong đó tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào ĐH, CĐ cũng được cải thiện rõ rệt. Số học sinh đạt giải quốc gia cũng tăng dần, năm học 1996 - 1997 là 46 em, trong khi năm học 1995 - 1996 chỉ có 29 em đạt giải.

 

Bảng 5. Số liệu về giáo dục Trung học phổ thông (1992 - 2011)

 

TT

Năm học

(Ghi theo cuối năm học)

Số

trường

Số

lớp

Số

học sinh

Số

giáo viên

Ghi chú

1

Năm học 1991 - 1992

9

107

2.845

307

 

2

Năm học 1992 - 1993

9

113

3.571

333

 

3

Năm học 1993 - 1994

9

149

5.315

575

 

4

Năm học 1996 - 1997

10

237

10.434

412

 

5

Năm học 1997 - 1998

10

3.751

13.108

429

 

6

Năm học 1998 - 1999

10

338

15.916

503

 

7

Năm học 1999 - 2000

10

413

19.956

568

 

8

Năm học 2000 - 2001

10

492

23.944

663

 

9

Năm học 2001 - 2002

10

597

29.590

857

 

10

Năm học 2002 - 2003

13

706

34.619

1.006

 

11

Năm học 2003 - 2004

14

799

38.423

1.292

 

12

Năm học 2004 - 2005

22

801

38.816

1.115

 

13

Năm học 2005 -2006

28

913

40.788

1.595

 

14

Năm học 2006 - 2007

28

906

38.814

1.683

 

15

Năm học 2007 - 2008

28

791

30.667

1.510

 

16

Năm học 2008 -2009

28

721

28.099

1.586

 

17

Năm học 2009 - 2010

28

711

27.364

1.549

 

18

Năm học 2010 - 2011

28

676

26.568

1.505

 

1.5. Giáo dục thường xuyên

Đối với giáo dục thường xuyên, Tỉnh chủ trương thực hiện mục tiêu xoá mù chữ cho số người còn mù chữ trong độ tuổi từ 15-35, duy trì các lớp bổ túc văn hóa để đáp ứng yêu cầu học tập của mọi người.

            Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, từ 1992, tỉnh Tuyên Quang lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên để tạo cơ hội học tập cho mọi người (QĐ 2461, 2463 năm 1992 của Bộ GD&ĐT). Trung tâm cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tỉnh yêu cầu, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên như: BTVH cho cán bộ, mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo giáo viên cao đẳng và đại học tiếng Anh cho giáo viên ngoại ngữ, các lớp cử nhân văn, toán cho giáo viên cấp II; mở các lớp cao đẳng tiếng Anh (dân nuôi) cho học sinh.

Bảng 6. Số liệu về giáo dục thường xuyên (1992 - 2008)

TT

Năm học            

 (Ghi theo cuối năm học)

Số

trường

Số

lớp

Số

học sinh

Số

giáo viên

Ghi chú

I

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

 

342

 

 

2

Xoá mù

 

 

3.052

 

 

II

Năm học 1992 - 1993

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

 

229

 

 

2

Xoá mù

 

 

3.934

 

 

III

Năm học 1993 – 1994

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

 

289

 

 

2

Xoá mù

 

 

5.175

 

 

IV

Năm học 1994 -1995

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

 

629

 

 

2

Xoá mù

 

 

3.631

 

 

V

Năm học 1995 -1996

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

23

1.149

 

 

2

Xoá mù

 

 

4.620

 

 

VI

Năm học 1996 -1997

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

36

1445

 

 

VII

Năm học 1997 - 1998

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá

 

23

1.028

 

 

2

Xoá mù

 

 

553

 

 

VIII

Năm học 2000 - 2001

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá THCS

 

347

10.225

 

 

2

Bổ túc văn hoá THPT

 

75

3.569

 

 

3

 Xoá mù

 

119

1828

 

 

4

Sau xoá mù

 

211

4.076

 

 

IX

Năm học 2001 - 2002

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá THCS

 

 

15.127

 

 

2

Bổ túc văn hoá THPT

 

25

3.596

 

 

3

Xoá mù

 

184

3.186

 

 

4

Sau xoá mù

 

324

6.565

 

 

X

Năm học 2004 - 2005

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá tiểu học

 

10

265

 

 

2

Bổ túc văn hoá THCS

 

52

1.479

 

 

3

Bổ túc văn hoá THPT

 

346

16.875

 

 

XI

Năm học 2005 - 2006

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hóa tiểu học

 

45

605

 

 

2

Bổ túc văn hoá THCS

 

98

2421

 

 

3

Bổ túc văn hoá THPT

 

393

10.456

 

 

4

Sau xoá mù

 

23

783

 

 

XII

Năm học 2007-2008

 

 

 

 

 

1

Bổ túc văn hoá THCS

 

 

1048

 

 

2

Bổ túc văn hoá THPT

 

 

1013

 

 

           

1.6. Giáo dục chuyên nghiệp

Tuyên Quang tiến hành sáp nhập trường Cán bộ Quản lý giáo dục và trường Trung học Sư phạm, sau đó sáp nhập trường Sơ cấp sư phạm mầm non và trường Trung học Sư pham thành trường trung học sư phạm tỉnh; ưu tiên đào tạo giáo viên cấp tốc đáp ứng nhu cầu mở rộng các lớp PCGDTH, CMC ở các bản làng. Hình thức cử tuyển được áp dụng đúng quy chế. Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường CSVC, tăng giáo viên giỏi trường sư phạm, liên tục bồi dưỡng, chuẩn hoá giáo viên các cấp. Kết quả là trường trung học sư phạm tỉnh đã đào tạo dài hạn được 1.120 giáo viên, đào tạo các cấp 1.081 giáo viên. Trong thời kỳ này, tỉ lệ chuẩn hoá của giáo viên toàn tỉnh mầm non là 13%, tiểu học là 53%, THCS là 71%, THPT 92%. Số giáo viên có trình độ sau ĐH của toàn ngành là 12 người.

Để khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống trường lớp và loại hình đào tạo, tỉnh Tuyên Quang đã chủ trương quy hoạch gọn lại trường, lớp trung học chuyên nghiệp. Đào tạo nghề thích hợp cho yêu cầu trước mắt và đáp ứng cho lâu dài của Tỉnh. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của từng trường và của các ngành  trong tỉnh, kể cả hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đầu tư cơ sở vật chất, cán bộ giảng dạy. Bên cạnh đó Tỉnh đã thực hiện nhập DNTH với THNLthành THKT-KT Tỉnh, nhập Trường Đảng và Trường Hành chính thành Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhập Trường Sơ cấp sư phạm mầm non, Trường Trung học sư phạm với Trường Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục thành Trường Trung học sư phạm tỉnh. Giữ nguyên Trường Trung cấp Y sĩ, ấn định đào tạo nghề cho các trường, đảm bảo ưu tiên cho nhiệm vụ trước mắt (ví dụ: Đào tạo giáo viên cấp I phục vụ phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ). Liên kết với nhiều trường đại học để mở hệ đại học tại chức tại địa phương. Thực hiện đủ chỉ tiêu cử tuyển do Trung ương giao...

Nhờ những chủ trương trên, những năm vừa qua tỉnh đã đào tạo bồi dưỡng được hàng nghìn cán bộ, giáo viên, công nhân kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.

Đến giai đoạn hiện nay, khối các trường chuyên nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đã rất lớn mạnh, trường Trung cấp Nghề đã nâng lên thành Cao đẳng nghề, trường Trung cấp Y đang nâng cấp thành trường Cao đẳng Y, trường Trung học sư phạm đã nâng thành trường Cao đẳng Sư phạm theo Quyết định số 18/1999/QĐ-TTg ngày 11/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đến ngày 30/6/2011 lại được Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 2651/QĐ-BGDĐT đổi tên thành trường Cao đẳng Tuyên Quang. Hiện nay trường Cao đẳng Tuyên Quang đang lập đề án và trình thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Tân Trào.

Bảng 7. Số liệu về giáo dục chuyên nghiệp (1992 - 2008)

 

TT

Năm học

 (Ghi theo cuối năm học)

Số

trường

Số

lớp

Số

 học sinh

Số

giáo viên

Ghi chú

I

Năm học 1991 - 1992

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

1

18

565

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

2

14

581

 

 

II

Năm học 1992 - 1993

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

1

35

785

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

18

575

 

 

III

Năm học 1993 - 1994

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

48

840

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

19

680

 

 

IV

Năm học 1994 - 1995

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

58

1.162

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

17

698

 

 

V

Năm học 1995 - 1996

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

83

1.233

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

26

1.171

 

 

VI

Năm học 1996 - 1997

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

89

1.544

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

35

1.500

 

 

VII

Năm học 1997 -1998

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

99

2.259

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

32

1.366

 

 

VIII

Năm học 1998 -1999

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề

2

128

2.820

 

 

2

Trung học chuyên nghiệp

1

30

1.438

 

 

IX

Năm học 2000 -2001

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

2.310

91

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.939

107

 

X

Năm học 2001 -2002

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

2.658

92

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

2.309

136

 

XI

Năm học 2002 -2003

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

2.596

92

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.605

136

 

XII

Năm học 2003 -2004

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

1.843

92

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.373

100

 

XIII

Năm học 2004 -2005

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

3.327

148

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.016

98

 

XIV

Năm học 2005 -2006

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

2.818

102

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

3.096

92

 

XV

Năm học 2005 -2006

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

3.096

116

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

453

87

 

XVI

Năm học 2007 -2008

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

2.543

98

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

527

80

 

XVII

Năm học 2008 -2009

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

3.284

118

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

925

87

 

XVIII

Năm học 2009 -2010

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

4.007

105

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.238

93

 

XIV

Năm học 2010 -2011

 

 

 

 

 

1

Trung học chuyên nghiệp

2

 

3.680

110

 

2

Cao đẳng, đại học

1

 

1.995

92

 

 

2. Về chất lượng giáo dục các cấp học

Giáo dục Tuyên Quang kể từ khi tái thành lập tỉnh đến nay luôn quan tâm và giữ vững được chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học, nhất là những trường trọng điểm, chất lượng cao, bán trú ở thị xã, thị trấn. Tỉ lệ tốt nghiệp các cấp đều đạt trên 90%. Nề nếp dạy và học được duy trì tốt. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục đã chỉ đạo các phòng và các trường trực thuộc kiểm tra chéo lẫn nhau, ít nhất 2 lần/năm. Các cấp học, ngành học đã thực hiện dạy đủ các môn học bắt buộc. Tuy nhiên, một số môn như nhạc, hoạ, ngoại ngữ vẫn còn chưa được dạy ở một số trường do tình trạng thiếu giáo viên. Các môn giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng cũng được dạy đầy đủ, nhưng chủ yếu do các giáo viên môn khác dạy kiêm nhiệm.

3. Về sắp xếp mạng lưới trường lớp và đa dạng hoá các loại hình đào tạo

Mạng lưới trường lớp được củng cố, ổn định và phát triển. Tất cả các xã đều có trường tiểu học, THCS. Các lớp học tiểu học được bố trí đến tận thôn, bản. Tiếp tục mở lớp ghép và lớp 100 tuần ở vùng sâu, vùng xa. Đến năm học 1995 - 1996, toàn tỉnh có 12 xã chưa có trường THCS hoàn chỉnh, mờ mới được 10 lớp cấp 2 nhô ở Thượng Lâm, Minh Quang, Kim Bình, Xuân Vân, Phù Lưu và một trường Chuyên bậc THCS ở thị xã Tuyên Quang. Toàn tỉnh không còn lớp học ca 3, không còn bản trắng về giáo dục.

Hệ ngoài công lập còn các lớp dân nuôi bậc THPT, THCS được mở ở Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Hàm Yên; bậc học mầm non có các nhóm trẻ gia đình, mẫu giáo tư thục thu hút nhiều cháu tham gia.

Hệ thống trường Chuyên, trường trọng điểm Tuyên Quang bao gồm trường THPT Chuyên 4 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ; trường năng khiếu Lê Quý Đôn ở thị xã Tuyên Quang, trường mầm non và trường THPT Tân Trào trực thuộc Sở; trực thuộc các phòng còn có 7 trường mầm non, 8 trường THCS. Đây đều là những trường trọng điểm chất lượng cao. Đặc biệt tỉnh còn mở một lớp học sinh câm điếc tại trường tiểu học Bình Thuận dành riêng cho trẻ khuyết tật. Ngoài ra còn có 1 số cháu khác học hoà nhập tại các trường, nhiều nhất là ở thị xã Tuyên Quang.

Giáo dục vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc được chú trọng. Ngoài trường DTNT tỉnh còn có trường PTCS dân tộc nội trú Na Hang. Ở Hàm Yên, các lớp dân tộc nội trú chuyển thành trường DTNT – Năng khiếu. Ở Chiêm Hoá, các lớp DTNT đặt trong trường bồi dưỡng giáo dục huyện.

4. Về đội ngũ giáo viên

Trong 10 năm đổi mới, đặc biệt là thời điểm sau khi tách tỉnh 5 năm, đội ngũ giáo viên của Tuyên Quang ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm học 1996 - 1997, toàn tỉnh có 1.185 giáo viên mầm non, trong đó 160 giáo viên (chiếm 13%) đạt chuẩn; 4.893 giáo viên tiểu học trong đó có 2.615 người (chiếm 53%) đạt chuẩn; 646 giáo viên THPT trong đó có 596 người (chiếm 92%) đạt chuẩn.

Đổi ngũ giáo viên trên chuẩn cũng tăng nhanh đặc biệt từ những năm 2000 trở đi.

Để chuẩn hoá đội ngũ, Sở đã mở đồng loạt một số lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên. Các chế độ như lương, trợ cấp giáo viên Giỏi, giáo viên dạy lớp ghép, giáo viên ở nông thôn, bản vùng cao đều được chi trả đầy đủ và kịp thời.

5. Cơ sở vật chất phục vụ GD&ĐT

Từ 1992-1996, cơ sở vật chất trường, lớp còn thiếu thốn, đa số phòng học vẫn làm bằng tranh, tre, nứa, lá nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo. Số phòng học là nhà cấp 4 của ngành học mầm non chiếm 35%, của cấp I và cấp II chiếm 36% và của cấp III chiếm 88%.

Với phương châm phải xã hội hoá giáo dục, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Đến năm 2000, hầu hết các trường THPT, THPT cấp II + III đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học (1 nhà cấp 2 với 12 - 14 phòng học). Việc xây dựng, tu sửa được tiến hành trong năm. Tỉnh đã hỗ trợ toàn bộ tấm lợp và xi măng bó, láng nền. Chỉ riêng 2 năm (1998-1999) toàn ngành đã làm mới, sửa chữa và nâng cấp 2813 phòng học, 1185 gian nhà nội trú, 755 gian nhà bếp được lợp ngói phibroximăng và bó, láng nền. Đến hết năm 2000, ngói hoá toàn bộ phòng học đã có.

Năm học 2005-2006, UBND Tuyên Quang đã ưu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường đã có quy hoạch nằm trong danh mục đầu tư của chương trình kiên cố hoá. Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, dự án cải tạo cơ sở vật chất các trường tiểu học khu vực miền núi phía bắc (giai đoạn II), dự án phát triển giáo dục THCS II và các trường đều nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chương trình kiên cố  hoá trường lớp theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng nguồn vốn do Trung ương phân bổ đúng mục đích.

Tính đến 30/4/2006 (giai đoạn 2003-2005), Tuyên Quang đã xây dựng 100 điểm công trình trường học, 85 trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với 1.080 phòng học kiên cố.

Tính đến hết năm 2007 toàn tỉnh có 6.578 phòng học, trong đó có 1.636 phòng kiên cố, 2.727 phòng cấp 4, 2.215 phòng học tạm, 248 phòng học bộ môn, 435 phòng thư viện, hội đồng, đoàn, đội, truyền thống; 667 phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng y tế, nhà kho, phòng thường trực; 143 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn; 504 hệ thống cấp nước sạch; 2.154 gian nhà cho giáo viên và học sinh bán trú. Toàn tỉnh có 38 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 4 trường mầm non, 21 trường tiểu học và 13 trường THCS, chưa có trường THPT nào đạt chuẩn quốc gia. Năm 2010 toàn tỉnh có 5.164 phòng học phổ thông.

Về tu sửa CSVC: Toàn tỉnh đã tu sửa được 1017 phòng học, 103 nhà ký túc, nhà họp hội đồng, 11173 bộ bàn ghế giáo viên và học sinh, 1021 bảng đen. Kinh phí tu sửa trường lớp ngoài ngân sách nhà nước còn có tiền công của nhân dân đóng góp. Đến năm học 1996 - 1997, số phòng học cấp 4 trở lên ở các cấp học là: Mầm non đạt 62, 6%, cấp I - II đạt 22%, tiểu học đạt 42, 5%, THCS đạt 60, 8%, cấp II - III đạt 49. 6%, THPT đạt 94. 8%.

Về trang thiết bị dạy học (sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện, máy tính...).

Tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT đều có tủ sách giáo khoa và sách tham khảo, tuy nhiên so với yêu cầu chuẩn về thư viện thì chưa đạt. 100% các trường đều có cán bộ thư viện (phần đông vẫn là giáo viên kiêm nhiệm). Đã tổ chức thi cán bộ thư viện giỏi cấp tỉnh , tham gia dự thi cán bộ thư viện giỏi cấp quốc gia. Nhiều trường đã có phòng học bộ môn vật lý, hoá học, sinh học, phòng máy tính và phòng thực hành công nghệ.

Cung cấp thiết bị dạy học và sử dụng có hiệu quả kinh phí mua sắm thiết bị dạy học và sách thư viện nhà trường để thay sách giáo khoa lớp 3, lớp 8, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội. Tất cả các trường, lớp thực hiện thay sách đều được trang bị đủ bộ thiết bị theo quy định của Bộ GD & ĐT. Học sinh các xã đặc biệt khó khăn thì thực hiện theo Chương trình 135 của Chính phủ, được cấp sách giáo khoa, giấy, vở.

VII. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Trong những năm qua, toàn ngành GD - ĐT Tuyên Quang đã triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 20/6/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển và nâng cao chất lượng GD - ĐT tỉnh đến năm 2010 và tham mưu kịp thời, tích cực và đúng hướng với UBND tỉnh trong việc ban hành một số văn bản tăng cường hiệu lực chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với GD - ĐT để tổ chức thực hiện Nghị quyết. Nhờ vậy, quy mô, hệ thống trường lớp trên địa bàn tỉnh được giữ vững và phát triển, CSVC trường lớp học được quy hoạch, đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được cung cấp đầy đủ, kịp thời theo danh mục thiết bị, đồ dùng tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh toàn ngành có chuyển biến sâu sắc về nhận thức, nề nếp, kỷ cương dạy và học trong các nhà trường theo hướng tích cực. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá chất lượng giáo viên đã đi vào thực chất; chất lượng GD - ĐT được nâng lên rõ rệt; công tác xã hội hoá giáo dục và hoạt động thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua khen thưởng được thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao hơn.

1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh các cấp học

Giai đoạn 2005 - 2010, mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh trên địa bàn Tuyên Quang tiếp tục được củng cố, phát triển theo hướng đa dạng hóa và xã hội hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân trong tỉnh. Hệ thống trường, lớp từ bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến các bậc học, ngành học thuộc hệ giáo dục chuyên sâu và đào tạo chuyên nghiệp liên tục được mở rộng đến khắp các xã, phường, thôn, bản, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Năm 2008, toàn tỉnh chỉ có 470 trường học và trung tâm, trong đó có 129 trường mầm non, 154 trường tiểu học, 143 trường THCS, 9 trường liên cấp tiểu học - THCS, 28 trường THPT, 1 trung tâm GDTX, 2 trung tâm giáo dục KTTH - HN, 1 trường CĐSP, 2 trường TCCN, 1 trường trung cấp nghề. Sau 2 năm không ngừng phấn đấu, đến nay số cơ sở, đơn vị GD - ĐT trong toàn tỉnh là 483 trường, tăng 13 trường so với năm học trước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực đa dạng hoá các loại hình đào tạo và mở thêm nhiều ngành học mới, phục vụ cho nhu cầu học tập của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.

Cùng với sự phát triển của mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh ở từng cấp học, bậc học và ngành học đã có những chuyển biến đáng kể. Số học sinh trong độ tuổi đi học được huy động đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ bỏ học giảm đi rõ rệt.

1.1. Ở bậc mầm non

Năm học 2009 - 2010, Tuyên Quang có 130/141 xã, phường, thị trấn có trường mầm non. Trong số 11 xã chưa thành lập trường, có 6 xã của huyện Na hang, 2 xã của huyện Chiêm Hoá, huyện Sơn Dương có 3 xã. Số trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ trong toàn tỉnh là 9. 367/61. 736 trẻ, đạt tỷ lệ 29. 05%; số trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo là 34. 150/34. 150 trẻ, đạt tỷ lệ 100%; số trẻ 5 tuổi đi học là 11. 483/11. 483 trẻ, đạt tỷ lệ 100%. Đặc biệt, tỉnh có tới 16. 111 trẻ (chiếm 37, 02% tổng số trẻ trong độ tuổi) được học tập, sinh hoạt cả ngày ở lớp; 1. 014 trẻ khuyết tật được giáo dục hoà nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ đi nhà trẻ tăng 0, 58%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo tăng 3, 59%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo tăng 0, 01%. Số trẻ dược học tập, sinh hoạt cả ngày ở lớp tăng 1. 614 trẻ; số trẻ khuyết tật được giáo dục hào nhập tăng 890 trẻ.

Với một tỉnh vùng cao có nhiều dân tộc anh em sinh sống như Tuyên Quang thì những con số trên là một kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện rõ sự quyết tâm hướng đến một nền giáo dục phát triển toàn diện và hiện đại của lãnh đạo các cấp, ban ngành cùng nhân dân địa phương trong toàn tỉnh.

1.2. Ở bậc phổ thông

Thực hiện Quyết định số 19/2008/QĐ - UBND ngày 19/09/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và căn cứ vào tình hình thực tế về quy mô phát triển, trong thời gian qua, toàn tỉnh đã sáp nhập 22 trường tiểu học và THCS có quy mô nhỏ thành 11 trường phổ thông có nhiều cấp học. Bên cạnh đó do đặc thù địa hình, Tuyên Quang đã đưa mô hình nội trú dân nuôi vào các cơ sở giáo dục, đào tạo và tích cực nhân rộng mô hình nnày ở hầu khắp các vùng trong tỉnh, bước đầu đạt kết quả khả quan. Các trường đã xây dựng nhà ở nội trú, các công trình nhà bếp, khu vệ sinh phục vụ học sinh được gia đình học sinh nhiệt tình ủng hộ, đóng góp công lao động, vật liệu tại chỗ cũng như cung cấp gạo, thực phẩm cho học sinh ở nội trú. Nhờ vậy, học sinh của tỉnh có động lực đi học, góp phần gia tăng quy mô học sinh trên địa bàn các xã. phường, thôn, bản; nâng tổng số học sinh nội trú ở 37 trường phổ thông lên 3.057 em, trong đó 31 trường THCS có 1.780 em và 6 trường THPT có 1.277 em.

1.3. Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp

Những năm gần đây, mạng lưới và quy mô GDTX và giáo dục chuyên nghiệp ở Tuyên Quang đang tiến những bước chậm mà vững nhằm từng bước ổn định tình hình biến động của nền giáo dục trong 5 năm qua. Việc phân luồng học sinh bước đầu được thực hiện, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chủ yếu vào THPT, số học sinh không có điều kiện học lên cao thường tham gia học tập ở các trung tâm GDTX, các lớp BTVH và các trung tâm HTCĐ. Đa số học sinh tốt nghiệp THPT phấn đấu học lên ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề. Nắm bắt được xu thế đó, sở giáo dục và đào tạo đã xây dựng thành công một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp điển hình, bao gồm trường trung học kinh tế - kỹ thuật, trường trung cấp y tế, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề huyện Sơn Dương, trung tâm KTTH - HN - DN tại huyện Sơn Dương. Trong đó, trường trung học kinh tế - kỹ thuật đã đầu tư mở phân hiệu tại 3 huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên với 8 điểm trường; trường trung cấp y tế mở rộng quy mô đào tạo bằng việc thành lập thêm 2 mã ngành đào tạo là y sỹ đa khoa định hướng y học cổ truyền và y sỹ đa khoa định hướng y học dự phòng, tuyển sinh đào tạo các chuyên ngành hộ sinh, dược sơ học, dược trung học, điều dưỡng. Về hệ đào tạo sư phạm, tỉnh có trường cao đẳng sư phạm Tuyên Quang, một địa chỉ đáng tin cậy đối với con em học sinh, sinh viên và bà con nhân dân của tỉnh. Hiện Tuyên Quang đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm nay, 100% các huyện trong tỉnh đều có trường DTNT và mạng lưới trung tâm GDTX cấp huyện; đồng thời thúc đẩy giáo dục chuyên nghiệp có sự chuyển biến nhanh chóng về cả quy mô học sinh và số lượng ngành, nghề đào tạo.

Năm học 2007 - 2008, trên địa bàn Tuyên Quang ccó 12.561/15.409 học sinh (chiếm 81,19%) tốt nghiệp THCS vào học bổ túc THPT, 685/15. 409 học sinh (chiếm 0.044%) tốt nghiệp THCS vào học các trường TCCN, 900/15.409 học sinh (chiếm 5,84%) tham gia lao động sản xuất tại địa phương, hoặc đi lao động xuất khẩu, làm công nhân tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh. Đến năm 2009 - 2010, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học bổ túc THPT ở Tuyên Quang chỉ còn 46/12.193 (chiếm 0,37%), giảm 10.862 em so với năm học 2008 - 2009; số học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường TCCN còn 672/12. 193 em (chiếm 5,5%), giảm 198 em; số học sinh ở nhà tham gia lao động sản xuất tại địa phương, hoặc đi lao động xuất khẩu còn 988/12.193 em (chiếm 7.56%), giảm 97 em. Kết quả này xuất phát từ chính sách, chủ trương thắt chặt giáo dục, quyết đưa giáo dục phát triển theo hướng tinh giản, phản ánh đúng thực chất học sinh và chất lượng đào tạo trong các nhà trường; xây dựng một nền giáo dục chất lượng, hiệu quả và hiện đại.

2. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giáo dục

Nhờ sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, sau 5 năm xây dựng và trưởng thành, CSVC trường lớp và trang thiết bị giáo dục của Tuyên Quang đã ngày một đổi khác, tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Trong giai đoạn này, tỉnh đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ tăng cường CSVC, trang thiết bị từ các dự án như dự án phát triển giáo dục THCS II (nguồn vốn ODA) để đầu tư xây dựng 10 trường THCS với kinh phí 22.206 triệu đồng; dự án trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đầu tư xây dựng một số hạng mục tại các trường tiểu học ở địa bàn huyện Na Hang với kinh phí 46. 925 triệu đồng; chương trình mục tiêu quốc gia về GD - ĐT đầu tư xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh, phòng học bộ môn, phòng giáo dục nghệ thuật với kinh phí 17.986 triệu đồng.

Đặc biệt, tỉnh tích cực triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Giai đoạn I đã đầu tư cải tạo, nâng cấp trường phổ thông DTNT Na Hang, xây dựng trường THPT DTNT tỉnh, trường THPT Hòa Phú và một số công trình khác. Hiện nay giai đoạn II đang được triển khai thực hiện với vốn dự kiến được giao là 468 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 2. 480 phòng học và 1. 157 phòng ở cho giáo viên. Tính đến thời điểm này, tỉnh đã tiến hành đầu tư 309.024 triệu đồng xây dựng nhà công vụ giáo viên và lớp học trên địa bàn toàn tỉnh ở tất cả các cấp học, bậc học.

Cũng trong giai đoạn 2006 - 2010, Tuyên Quang cấp 103.774 triệu đồng để mua sắm bàn ghế, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường và trang bị phòng học chung cho các trường chuẩn bị đạt chuẩn đồng thời cũng mua sắm, cung cấp giấy, vở, sách giáo khoa cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn, trang bị phòng máy tính, phòng họp trực tuyến cho nhiều trường học, mua sắm các phần mềm hỗ trợ phổ cập, quản lý học sinh. . . . .

Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới công tác quản lý và giảng dạy liên tục được đẩy mạnh. 80% giáo viên THPT, 60% giáo viên THCS, 25% giáo viên tiểu học, mầm non của tỉnh đã ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học. Đa số giáo viên biết sưu tầm, khai thác các phần mềm  miễn phí, các tư liệu giáo dục để nâng cao chất lượng giờ dạy như Power point, Violet, Graph, Geometer SketchPad (môn toán), Crocodie Physics và Crocodile Chemistry (môn vật lý và hóa học); 98,7% số CBQL có chứng chỉ tin học và có khả năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và 100% các trường THPT đã có giáo viên tham gia cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Đồng thời, Sở đã thiết lậo hệ thống email theo tên miền riêng của Sở để cung cấp cho 100% giáo viên THPT. 100% chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo và một bộ phận giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS có nhu cầu tạo email; 100% các phòng giáo dục và đào tạo và các trường có địa chỉ email phục vụ điều hành và quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, các phòng thực hành và trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT cũng được tỉnh chú trọng đầu tư, bước đầu đạt kết quả tốt. Đến nay, toàn tỉnh đã có 28/28 trường THPT được trang bị từ 2 - 3 phòng máy tính, ít nhất 1 projector, 2 phòng học chung các bộ môn; 152/152 trường THCS và liên cấp I - II có từ 1 - 3 máy tính hỗ trợ công tác văn phòng và quản lý của nhà trường, 43 trường THCS được trang bị 1 phòng máy tính để tổ chức dạy học tự chọn môn tin học, 27 trường THCS được trang bị 1 phòng học chung các bộ môn; 155/155 trường tiểu học được trang bị tí nhất 1 máy tính phục vụ công tác văn phòng và công tác quản lý của nhà trường, 7 trường tiểu học được trang bị một phòng học chung các bộ môn; 99,8% trường mầm non và phổ thông hoàn thành việc kết nối mạng giáo dục.

Các kết quả tích cực trên đã góp phần nâng tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia lên một tầm cao mới. Tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 50 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 17 trường THCS và đang phấn đấu có trường THPT được công nhận chuẩn quốc gia.

3. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Nhận thức được đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt trong công việc phát triển, nâng cao chất lượng GD - ĐT, Tuyên Quang luôn chú trọng việc sắp xếp cơ cấu, bố trí biên chế CBQL, giáo viên, nhân viên và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ, cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng để dạy đủ các môn học theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biên chế tòan ngành cho đến tháng 05/2010 là 13. 310 người, trong đó có 3. 602 giáo viên mầm non; 4.386 giáo viên tiểu học; 2. 873 giáo viên THCS; 1.678 giáo viên THPT; 287 giáo viên dạy nghề, TCCN và CĐ; 1.117 CBQL và các nhân viên khác. Số lượng giáo viên mầm non đứng lớp tiếp tục được duy trì, tỷ lệ giáo viên/lớp đối với bậc tiểu học là 1,46 giáo viên/lớp; bậc THCS là 2,21 giáo viên/lớp; bậc THPT là 2, 12 giáo viên/lớp. Cơ cấu giáo viên đang dần đi vào ổn định, khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên các bộ môn.

Trên cơ sở thực trạng trình độ, cơ cấu đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên, ngành GD - ĐT Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục các bậc học, cấp học. Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ CBQL giáo dục toàn tỉnh đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%, trong đó đạt chuẩn là 60.1%; 91,67% CBQL có chứng chỉ quản lý giáo dục. So với năm học 2007 - 2008, tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo trang 1,2%, tỷ lệ cán bộ có chứng chỉ quản lý giáo dục tăng 39,9%. Cũng trong năm học 2009 - 2010, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo bậc mầm non đã lên tới 80,53%; bậc tiểu học là 99,75%; bậc THCS là 99,79%; bậc THPT là 99,94%; TCCN là 78,56%; trung cấp nghề là 35,79%; bậc CĐ là 100%. So với năm học trước, các tỷ lệ này đều tăng đáng kể. Không dừng lại ở đó, ngành GD - ĐT Tuyên Quang còn thường xuyên tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tạo sự chuyển biến về nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản lý nhà trường và giúp cán bộ, giáo viên hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đồng thời tiến hành công cuộc "chấn hưng giáo dục, khôi phục niềm tin" trong giai đoạn hiện nay. Đối với nhà giáo và CBQL giáo dục, trọng tâm họat động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là rèn luyện tư cách, phẩm chất nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ. Toàn tỉnh hiện có 38 CBQL giáo dục có trình độ cao cấp lý luận chính trị, đạt tỷ lệ 3,4% trên tổng  số CBQL giáo dục; 1.034 CBQL giáo dục và giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị, đạt tỷ lệ 7,76% trên tổng số cán bộ, giáo viên toàn ngành. Số lượng chi bộ độc lập và đảng viên trong ngành cũng tăng lên khá nhanh, phản ánh sự tiến bộ trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ, góp phần tích cực cho sự nghiệp "trồng người" mà tỉnh đang dốc sức tiến hành.

            Đối với giáo viên và CBQL ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tuyên Quang cũng có những chế độ đãi ngộ đặc biệt theo quy định của Đảng và Nhà nước như phụ cấp ưu đãi cho giáo viên đang công tác tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn: phụ cấp đối với giáo viên dạy các lớp khuyết tật chuyên biệt, giáo viên dạy lớp ghép, hỗ trợ học sinh. . . từng bước ổn định đời sống và tư tưởng để các cán bộ, giáo viên an tâm công tác.

4. Một số kết quả về chất lượng giáo dục - đào tạo Tuyên Quang

Trải qua nhiều năm tiến hành công tác PCGD, tích cực nâng cao chất lượng GD - ĐT ở mọi cấp, bậc và ngành học, giáo dục Tuyên Quang đã thực hiện thắng lợi một số mục tiêu, phương hướng chiến lược đặt ra trước đó.

Năm 2008, toàn tỉnh có 141/141 cơ sở xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH - ĐĐT và đang tiến hành PCGD THCS. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; số học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 8. 955/9.007 em, đạt tỷ lệ 99,42%. So với năm 2006, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ huy động tối đa 100%; tỷ lệ học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học tăng 6,22%. Đến nay, tỉnh đã có 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS; số người trong độ tuổi 15 - 18 tốt nghiệp THCS (cả hệ công lập và ngoài công lập) là 54.898/63. 419 em, đạt tỷ lệ 86,56%. So với năm 2006, toàn tỉnh có tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn được duy trì ở mức 100%; tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 18 tốt nghiệp THCS (2 hệ) giảm 2,74% ( giảm tự nhiên theo quy mô dân số). Hiện Tuyên Quang đang thúc đẩy công tác PCGD THPT và đặt mục tiêu hoàn thành trong tương lai không xa.

Việc tổ chức học 2 buổi/ngày cho học sinh, nhất là bậc tiểu học và THCS, đã được phát động rộng khắp trong các nhà trường và nhận được sự ủng hộ, đồng tình mạnh mẽ từ phụ huynh học sinh và dư luận xã hội. Năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 1. 558/3. 109 lớp (chiếm 50,1%) với 32.336/56.882 học sinh (56.8%) được học 2 buổi/ ngày. So với năm học 2007 - 2008, tỷ lệ này tăng 17,76%, chất lượng học tập của học sinh cũng theo đó tăng lên khá nhanh.

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành GD - ĐT thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và giảng dạy; tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12; tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới công tác quản lý và giảng dạy. Sau 5 năm tích cực triển khai các biện pháp trên, chất lượng giáo dục Tuyên Quang đã được nâng lên một bước, đặc biệt, tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm xuống còn 0,03% bình quân cho tất cả các cấp học; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi tăng 0,92%, khá tăng 5,31%, trung bình tăng 2,05%, yếu giảm 7,75%, kém giảm 0,55%. Chất lượng học tập ở từng bậc học, cấp học được cải thiện rõ rệt, cụ thể là:

Giáo dục mần non: ngành GD – ĐT Tuyên Quang đã huy động được 29,55 trẻ đi nhà trẻ, 99,9% trẻ đi mẫu giáo, 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. Chương trình giáo dục mầm non mới được thực hiện tại 90/135 trường mầm non, hiện đang chuẩn bị các điều kiện để tiến hành triển khai đại trà từ năm 2010 – 2011. 100% trẻ 5 tuổi là người dân tộc thiểu số vùng khó khăn được học tiếng Việt trước khi học lớp 1, tỷ lệ trẻ được học bán trú tại trường đạt 36%. Bên cạnh đó chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được quan tâm đặc biệt nên 100% trẻ đến các cơ sở giáo dục mầm non đều được bảo vệ an toàn, được tiêm chủng và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ sức khỏe trẻ em, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đều giảm qua các năm, hiện chỉ còn 4,3% so với năm học 2009 – 2010 là 5,8.

Giáo dục tiểu học: trong giai đoạn 2006 – 2010, Tuyên Quang đã huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Đến nay, toàn tỉnh đã có 56,1% học sinh được học 2 buổi/ngày, trong đó 32,3% học sinh được học 10 buổi/tuần. Các nhà trường triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh; thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá sâu môn thủ công và môn kĩ thuật.

Giáo dục trung học (THCS và THPT): cứ mỗi nđầu năm học, các trường THCS và THPT trong tỉnh lại tổ chức khảo sát chất lượng để đánh giá, phân loại học sinh; thực hiện bàn giao học sinh giữa các lớp; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo cho các học sinh yếu kém, tỷ lệ học sinh lớp 9 toàn tỉnh được bồi dưỡng phụ đạo đạt 81,5%, đối với học sinh lớp 12 đạt 96. Hơn nữa, các trường còn phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền các xã trong khu vực để bàn giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu, kém. Số học sinh tốt nghiệp THPT từ chỗ đạt tỷ lệ rất thấp trong năm 2006 – 2007 đã đựoc nâng lên trong các năm học tiếp theo. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển ĐH, CĐ liên tục tăng lên, năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 10,65%, năm 2007 đạt 14,59%, năm 2008 đạt 16,01% và năm 2009 đạt 16,81%. Đây cũng là những năm đầu tiên 100% trường THPT của Tuyên Quang có học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH.

5. Hoạt động thi đua trong các nhà trường

Từ năm 2006 – 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đã chỉ đạo sát sao tới từng đơn vị, cơ sở giáo dục vè việc thưch hiện Chỉ thị 33 và cuộc vận động “hai không”, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn chặt với phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Quá trình triển khai đã nhận được sự đồng tình của các cấp ủy Đảng và chình quyên, sự ủng hộ tích cực của học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Toàn ngành quyết tâm thực hiện “dạy thật, học thật, đánh giá thật, chất lượng thật” nhăm chấn chỉnh lại một số hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục dã làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân về chất lượng giáo dục.

Từ năm học 2007 – 2008, ngành GD –ĐT Tuyên Quang xác định nội dung các cuộc vận động này là cụ thể hòa nội dung cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 06 – CT/TW của Bộ Chinh trị trong ngành giáo dục, người thầy giữ vai trò quyết định về chất lượng giáo dục. Mỗi thầy giào, cô giáo phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu để giữ gìn đạo đức nhà giáo và đáp úng yêu cầ, nhiệm vụ của ngành. Học sinh đã có sự chuyển biến căn bản vè nhận thức trong việc xác định mục đích, động cơ học tập, từ đó có ý thức học tập, tích cực, chủ động nâng cao kĩ năng trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng tự học, kỹ năng làm bài thi; hầu hết học sinh không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Kể tự năm học 2008 – 2009, phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai đến 100% các cơ sở trong tỉnh với 5 nôi dung cụ thể: xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp và an toàn; dạy và học cò hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương nhằm mục tiêu thiết lập môi trường sư phạm lành mạnh, hấp dẫn học sinh tới trường và chủ động tham gia các hoạt động xã hội.

Đặc biệt, sang năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh quán triệt và đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, lập thành tích chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn, chào mừng Đại Hội Đảng các cấp, tiền tới Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Năm 2010, ngánh GD - ĐT Tuyên Quang tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến 5 năm (2006 - 2010) và phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 - 2015.

Với những thành tích đáng trong hoạt động thi đua 5 năm 2005 - 2010, giáo dục tỉnh xứng đáng được nhận khen thưởng từ các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương.

6. Công tác xã hội giáo dục.

Nhằm huy động được ngày càng nhiều nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây, Tuyên Quang đã không ngừng đẩy mạnh triển khai công tác xã hội hóa giáo dục. Các hội đồng nhà trường lần lượt được thành lập và hoạt động theo quy định, thực hiện công tác xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường.

Xã hội hóa về mặt chủ trương: các văn bản thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục đều được triển khai đến từng cơ sở để mọi người dân được biết và thực hiện.

Xã hội hóa trong việc huy động và duy trì học sinh đến lớp: thể hiện ở công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể. Tổ chức tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, phối hợp hoạt động giữa Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội giáo chức, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.. nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động trẻ em và học sinh đi học để phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Hệ thống trường, lớp học đã vươn lên đến tận các thôn bản, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội học tập.

Xã hội hóa trong việc duy trì phổ cập giáo dục các cấp học, chống tái mù chữ: các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên đã tham gia vận động học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường; góp ngày công tu sửa nhà ở, lớp học; tặng vở viết, sách giáo khoa, đồ dung học tập, quần áo, chăn ấm cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã hội hòa trong chuyển đổi loại hình trường: hiện toàn tỉnh có 1 trường mầm non tu thục Minh Xuân (thành phố Tuyên Quang) đã hoạt động được 8 năm, 1 trường tiểu học chất lượng cao Lê Văn Tám (sẽ bắt đầu hoạt động từ năm học 2010 - 2011).

Có thể nói, việc thực hiện tốt cộng tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn Tuyên Quang đã góp phần làm thay đổi bộ mặt G D - ĐT tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã hội học tập trên vùng đất vốn giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

7. Hoạt động thanh tra, kiểm tra

Giai đoạn 2005 - 2010, hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục ở Tuyên Quang diễn ra hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Toàn tỉnh có 5 thanh tra Sở đã biên chế; 79 công tác viên thanh tra các đơn vị trực thuộc Sở, đạt tỷ lệ 1 thanh tra viên/45 giáo viên; 238 cộng tác viên thanh tra các phòng giáo dục và đào tạo, đạt tỷ lệ 1 thanh tra viên/46 giáo viên. Các đòng chí làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách và cộng tác viên thanh tra của ngành đều là những cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình, trung thực, công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực chuyên môn vững, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đựợc giao.

Tứ năm tháng 06/2007 đến 06/2010, tỉnh đã tién hành thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch: tổ chức thanh tra toàn diện 44 đơn vị trực thuộc, đạt tỷ lệ 47,3%; thanh tra hoạt động sư phạm của 1.218 nhà giáo, đạt tỷ lệ 25%; dự và đánh giá, xếp loại được 2.070 giớ học, trong đó đánh giá 268 giờ xếp loại giỏi, 672 giờ xếp loại khá, 721 giớ xếp loại trung bình, 37 giờ xếp loại yếu, 272 giờ không xếp loại; thanh tra công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại 9 phòng giáo dục và đào tạo, đạt tỷ lệ 50%; thanh tra, kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 06 – CT/TW của bộ chính trị và Nghị quyết số 07 – NQ/TU của Ban Chấp Hành Đảng bộ Tuyên Quang đối với 53 đơn vị. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật. Nhờ vậy, hoạt động GD - ĐT của tỉnh ngày càng có tính thống nhất cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

VIII. Nhà giáo ưu tú và tiến sĩ tỉnh Tuyên Quang thời kỳ đổi mới

1. Nhà giáo ưu tú

Tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng gần 14.000 nhà giáo ở các cấp học bậc học khác nhau, trong đó số nhà giáo đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT có 26 người. Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ hội nhập, đổi mới, mặc dù còn muôn vàn khó khăn, nhưng cùng với các tập thể giáo viên, các NGƯT của Tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt được những thành tích xuất xắc trong sự nghiệp trồng người. Trong số đó có những nhà giáo đã miệt mài hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Tuyên Quang từ những ngày đầu lập nước. Nhiều người trong số đó đã khẳng định được tài năng, đức độ lẫn công sức cho những đóng góp không mệt mỏi trong giảng dạy. Cho đến nay số nhà giáo được tôn vinh, trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú  đang tiếp tục cống hiến cho ngành giáo dục Tỉnh Tuyên Quang có người. Số còn lại đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

1. Hoàng Văn Thinh, sinh năm 1958, dân tộc kinh, Giám đốc SGiáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang .

2. Đoàn Văn Ninh, sinh năm 1962, dân tộc kinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang.

3. Bà Bùi Thị Bích Hương, sinh năm 1957, dân tộc kinh, Trưởng phòng Đào tạo và Giáo dục thường xuyên sở giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang.

4. Ông Nguyền Anh Tài, sinh năm 1947, dân tộc kinh, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang.

5. Ông Phạm Ngọc Thúy, sinh năm 1937, dân tộc kinh, nguyên Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang .

6. Bà Đỗ Thị Bích Hiền, sinh năm 1956, dân tộc kinh, giáo viên trường THPT Chuyên

7. Bà Trịnh Thị Hằng, sinh năm 1956, dân tộc kinh, giáo viên trường THPT Chuyên.

8. Bà Hoàng Thị Thoa, sinh năm 1964, dân tộc kinh, Phó Hiệu trưởng Trưởng THPT Chuyên.

9. Bà Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1958, dân tộc kinh, GV trường THPT Chuyên.

10. Ông Đào Huy Sửu, sinh năm 1936, dân tộc kinh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Sơn Dương.

11. Ông Lương Quý Nguyên, sinh năm 1960, dân tộc kinh, Phó Hiệu trưởng Trường TH kinh tế - kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang.

12. Bà Nguyễn Thị Bắc, sinh năm 1958, dân tộc kinh GV - trường TH kinh tế - kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang.


[1] Minh thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV- XVII, Tập 2, Nxb Hà Nội, 2010, tr. 62-63.

[2] Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919): Ngô Đức Thọ Chủ biên, Nxb Văn học, 2006; tr. 132.

[3] Quốc sử quán triều Nguyễn;: Đại nam nhất thống chí tập IV,  NXB Thuận Hoá, Huế, 1992 tr. 357

[4] Cao Xuân Dục: Quốc triều Hương khoa lục, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993

[5]. Người Gôba được coi là tổ tiên của dân tộc Pháp.