Saturday, 20/04/2024 - 04:40|
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường THPT Kháng Nhật, huyện Sơn dương tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề: Sách – Khơi nguồn sáng tạo

Hưởng ứng ngày Sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách & bản quyền thế giới 23/4, sáng ngày 22/4, trường THPT Kháng Nhật đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Sách – Khơi nguồn sáng tạo”.

Hưởng ứng ngày Sách Việt Nam 21/4 và Ngày sách & bản quyền thế giới 23/4, sáng ngày 22/4, trường THPT Kháng Nhật đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Sách – Khơi nguồn sáng tạo”.

Buổi sinh hoạt gồm 3 nội dung chính:

Phần thi thứ nhất: Thời trang trong trang sách. Phần thi này giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo. Các lớp tham dự thiết kế một bộ sưu tập thời trang, lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau 2 tuần chuẩn bị, 9 lớp học sinh đã đem đến 9 bộ sưu tập độc đáo, đa dạng, thẩm mỹ được thiết kế từ các chất liệu như nilon, bao tải, chai nhựa, giấy… Thông qua phần thi này, ban tổ chức nhằm mục đích khơi dậy năng lực sáng tạo trong học sinh, khuyến khích học sinh thiết kế đồ dùng học tập tự làm, đổi mới cách học – đọc môn Ngữ văn trong nhà trường, góp phần không nhỏ trong đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, tái chế các chất khó thiêu hủy, không đưa ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.

Phần thi thứ hai: Nhanh như chớp. Mỗi lớp cử ba đại diện tham gia phần chơi. Các đội thi theo khối, mỗi khối có 3 gói câu hỏi, các đội trước khi vào phần chơi phải bốc thăm chọn gói câu hỏi, thứ tự chơi tương đương gói câu hỏi bốc được. Mỗi đội phải trả lời 5 câu hỏi có liên quan đến các kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, đời sống… đã được học, đọc, biết từ sách. Trong thời gian 15 giây,  phải đưa ra câu trả lời, mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra câu trả lời thì không có điểm cũng không bị trừ điểm. Phần thi này nhằm tuyên tuyên truyền, khích lệ học sinh hứng thú, tìm tòi trải nghiệm tri thức nhiều hơn từ sách.

Phần thi thứ ba – dành cho khán giả: Đoán ý đồng đội. Ban tổ chức thành lập 2 đội thi từ  phía khán giả, mỗi đội 5 thành viên gồm các thành viên đến từ 3 khối. Mỗi đội sẽ được Ban tổ chức phát cho 10 từ khóa, cử 1 người trả lời, 1 người giơ thông tin, 3 người còn lại đưa ra gợi ý để người trả lời suy nghĩ, trả lời. Lưu ý không được gợi ý những từ có trong từ khóa hoặc những từ lóng. Nếu vi phạm thì từ khóa sẽ bỏ qua. Sau 5 phút, đội nào trả lời đúng và chính xác các từ khóa, đội đó chiến thắng. Nội dung của các từ khóa liên quan đến ngày sách, ý nghĩa của sách, phương pháp đọc sách, … Ở phần thi này học sinh sẽ được phát huy năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết các vấn đề, …

Buổi sinh hoạt diễn ra trong thời gian 2 tiết học đầu giờ sáng thứ 2 nhưng đã đem đến biết bao ý nghĩa. Mỗi phần thi là một cách thức đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đem đến hứng thú cho mỗi bài học. Tin tưởng rằng, thông qua buổi sinh hoạt, học sinh được củng cố thêm kiến thức và kỹ năng đọc sách. Học sinh hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa cơ bản cao đẹp của Ngày sách - Biết đọc có nghĩa là đọc thông, viết thạo, tiến tới đọc hay, viết giỏi, đọc một, hiểu mười. Đọc sách để có tri thức, kiến thức phục vụ mình, phục vụ cho mọi người để sống tốt đẹp hơn, có ích cho xã hội, hoàn thiện kĩ năng sống cho mỗi người.

Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt:

 

                                 Bộ sưu tập Ước mơ từ trong trang sách lấy cảm hứng từ nhân vật Vua và cô Tấm trong cổ tích Tấm Cám, nhân vật Đăm Săn và Hơ Nhị trong sử thi Đăm Săn

Bộ sưu tập Sắc màu văn học lấy cảm hứng từ nhân vật Thầy đồ trong

 truyện cười Tam đại con gà, nàng Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, nhân vật cô Tấm trong cổ tích Tấm Cám.

Bộ sưu tập Thời đại, lấy cảm hứng từ nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, nhân vật Bê – li – côp trong tác phẩm Người trong bao của Sê – khôp, nhân vật Xuân Tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn

Vũ Trọng Phụng

hoa lấy cảm hứng từ các nhân vật nữ: vật Giu – li ét trong tác phẩm Rô – mê – ô và Giu – li – et của nhà văn Seechxpia, nhân vật Cô Tuyết trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhân vật nàng Xi – ta trong Ramayana

sử thi Ấn Độ

Toàn cảnh phần thi Nhanh như chớp

Toàn cảnh phần tổng kết, trao thưởng

Doãn Hương, GV trường THPT Kháng Nhật


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết