Friday, 19/04/2024 - 16:20|
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang tập huấn dạy học STEAM cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán cấp Mầm non

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với đơn vị đào tạo Learning Horizon - AIC - Busy Bees tổ chức lớp tập huấn STEAM cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán theo hình thức xã hội hóa. Tham dự lớp học có trên 100 cán bộ, giáo viên mầm non đến từ các huyện, thành phố.ừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với đơn vị đào tạo Learning Horizon - AIC - Busy Bees tổ chức lớp tập huấn STEAM cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán theo hình thức xã hội hóa. 

 

Lãnh đạo phòng - Giảng viên trung tâm - học viên

Khóa tập huấn về Giáo dục STEAM trong giáo dục mầm non giúp cho giáo viên hiểu được những vấn đề cốt lõi, lý thuyết tổng thể về STEAM, xây dựng môi trường hoạt động STEAM và 5 thành phần của STEAM, từ đó giáo viên so sánh và áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục của trường, lớp phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non.

STEAM còn hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Học viên thuyết trình kế hoạch và đưa ra ý tưởng thiết kế

Trong thời gian tham gia lớp học, giảng viên đã đưa ra câu hỏi để học viên hiểu được những vấn đề cơ bản về STEAM; tổ chức các hoạt động thực hành, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy theo phương châm tôn trọng và phát huy tối đa sự sáng tạo của trẻ; giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, định hướng, còn các bé sẽ là người giải quyết vấn đề. Chương trình giáo dục STEAM giúp trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: Dù lượn, tháp mì ý, bắn đá, chú robot đáng yêu, …. Để mỗi nguyên lý khoa học trở nên cụ thể, được trẻ ứng dụng trực tiếp, sáng tạo ra một món đồ dùng đồ chơi yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến hứng thú và sự say mê tìm tòi của trẻ.

Thực hành làm dù lượn

Qua mỗi dự án, các bé sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống, điều đó tạo cho bé hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục STEAM luôn hướng tới.

Vì vậy, việc đưa STEAM vào chương trình giáo dục mầm non là bước khởi đầu để con có thể được học tập và trải nghiệm từ cuộc sống thực tế một cách trực quan. Sau khi khoá học kết thúc, các trường mầm non sẽ từng bước đưa phương pháp dạy học theo dự án vào chương trình chính khóa. Sự kết hợp này mang đến cho trẻ nhỏ sự hứng khởi trong học tập, thúc đẩy dư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học, phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, hợp tác, xử lý thông tin, tự phục vụ, đảm bảo an toàn. Điều này cho thấy, giáo dục STEAM ở mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng, trang bị cho con em chúng ta hành trang tốt nhất để thích ứng và phát triển trong kỉ nguyên công nghệ số 4.0.

Sản phẩm của học viên sau khi được thực hành làm dù lượn

 

                                                                                                                                             Nguyễn Thị Minh Loan, Phòng GDMN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết